Bà con chăn nuôi muốn làm giàu nhanh chóng nên chăn nuôi những vật nuôi lạ đem lại kinh tế cao. Thay vì chăn nuôi giống lợn bình thường cho năng suất trung bình. Bà con có thể tìm hiểu giống lợn rừng lai. Kỹ thuật nuôi cũng không khó, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Công ty Bình An xin mách nhỏ với bà con làm giàu dễ nhờ việc nuôi heo rừng lai.
Lợn rừng lai là gì?
Lợn rừng lai là một giống lai giữa bố (mẹ) lợn rừng với mẹ (bố) lợn nhà. Thông thường, lợn rừng lai là con lai giữa giống lợn rừng đực với lợn nái địa phương. Lợn cái lai là giống lợn nái thả rông của người dân tộc thường nuôi giống như hoang dã. Việc lai tạo như vậy sẽ giúp cho những con của thế hệ sau có ưu thế lại cao hơn. Có sức đề kháng mạnh mẽ, khả năng chịu đựng với môi trường không thuận lợi. Ít mắc bệnh, dễ nuôi và tạo ra năng suất cao cho bà con.
Các con lại ở thế hệ F4, F5 con giống có các đặc điểm nổi trội của F1. Từ sức chịu đựng, khả năng thích nghi đến việc dễ chăm sóc, dễ nuôi. Lợn rừng lai thích ghi phù hợp với mọi dạng địa hình, khí hậu. Không như thế hệ lợn rừng thuần chủng chỉ thích hợp với môi trường miền núi, thung lũng. Thịt lợn rừng lai thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc ít mỡ, da dày dai và giòn. Thịt lợn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng và lạ miệng nên ngày càng được ưa chuộng.
Ưu điểm của việc nuôi lợn rừng lai
Thị trường rộng lớn
Thịt heo rừng lai màu trắng, tỷ lệ mỡ rất thấp, da mỏng và chất lượng thịt thơm ngon. Chính vì vậy thịt lợn rừng lai được rất nhiều người ưa thích, thị trường dùng thịt lợn khá rộng lớn.
Các nhà hàng, các tiệm ăn đang có nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn thịt đặc sản này. Lợn rừng lai hiện chưa được phổ biến nên chưa để đáp ứng được hết các nhu cầu của thị trường.
Hiện nay giá lợn hơi của giống lợn đang có giá trung bình từ 65.000 đồng đến 70.000 đồng/kg. Đối với thịt lợn rừng thì có giá hơi cao gấp 2 so với lợn thông thường.
Lợn rừng lai đẻ mỗi năm 2 lứa, số con tối đa cũng đến 12 con. Vậy với năng suất cao như vậy cộng thêm giá thành cao gấp đôi. Lợn rừng lai là một hướng kinh doanh hoàn toàn đúng đắn, hợp lý.
Dễ nuôi như lợn thông thường
Khi bàn về việc nuôi heo rừng lai, chắc chắn sẽ không ít người nghĩ rằng sẽ rất khó nuôi. Vì chúng còn tính “hoang dã”, chỉ thích chạy rông lục lọi đào bới tìm tìm kiếm thức ăn. Không những hay chạy nhảy bà con lo lắng lợn sẽ tấn công người.
Heo rừng thuần chủng thì vẫn sẽ có chất “hoang dã” trong thời gian mấy tháng đầu khi bắt về thuần dưỡng. Những con heo rừng đực rừng nuôi làm giống lâu ngày cũng nhanh thuần tính. Dễ nuôi, dễ gần như những con lợn giống nhà.
Với lợn rừng lai, bà con có thể nuôi nhốt trong chuồng như cách nuôi lợn nhà. Mỗi ngăn nuôi nhốt một nái chửa hay mỗi ngăn chuồng nuôi một tập thể con nái tơ.
Trong trường hợp đất đai rộng rãi, nhất là cách xa với khu sinh sống của dân cư. Ba con có thể nuôi thả rông như nuôi heo của đồng bào thiểu số, để lợn tự do. Nếu bà con không có vườn rộng, cũng có thể rào vòng vây kín để nuôi nhốt lợn.
Thức ăn dễ kiếm
Nuôi heo rừng lai việc chọn thức ăn là khâu không tốn kém nhất so với nuôi lợn nhà. Trong khẩu phần ăn của lợn rừng có nguồn gốc thực vật như rau cỏ và các loại củ quả. Heo rừng ăn được nhiều loại cỏ hỗn hợp, bà con có thể tận dụng những cây cỏ xung quanh nhà cho lợn ăn. Các cây cỏ thân to như cỏ voi, bà con muốn lợn ăn được phải băm cỏ nhỏ ra thì lợn mới ăn được. Đặc biệt ở quê có rất nhiều cây chuối mọc, bà con có thể dùng thân chuối làm thức ăn cho lợn rừng. Thân chuối khá to, lợn không thể ăn hết cả phần thân như vậy. Bà con nên bằng nhỏ thân chuối ra bằng máy băm chuối chuyên dụng, lợn ăn dễ dàng mà còn mau lớn.
Thức ăn tinh của lợn rừng lai chỉ chiếm 10% khẩu phần ăn hàng ngày. Chính vì vậy lợn rừng lai không có đủ các chất bọt đường, chất đạm, các khoáng chất và vitamin. Muốn heo rừng nhanh lớn, thịt chắc, cho năng suất cao bà con nên cho lợn ăn cùng cả các loại cám. Muốn giảm thiểu chi phí cũng giúp lợn hấp thụ cả các loại rau xanh và chất dinh dưỡng của cám. Bà con thể dùng máy ép cám viên để ép chung cả rau cỏ, cua, cá các lại cám. Lợn ăn sẽ thích hơn, hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng mau lớn hơn.
Ít tốn công sức chăm sóc
Nuôi heo rừng lai công chăm sóc không nhiều. Ngoài việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh ngập úng, hàng ngày nên cho heo ăn đúng bữa cho ăn no, sạch sẽ và bổ dưỡng. Thường xuyên theo dõi sức khỏe của từng con, nếu phát hiện con nào bị bệnh thì tìm cách chữa trị kịp thời.
Ít tốn thuốc men
Heo rừng lai có sức đề kháng cao nên ít bị bệnh. Thông thường, giống này cũng có bị chung những bệnh như lợn nhà. Nhưng do có thể đề kháng tốt nên nhiều bệnh được lướt qua. Chỉ có một số bệnh heo rừng lai thường gặp như tiêu chảy, bệnh ký sinh trùng,… Khi phát hiện lợn bệnh nên cách ly và chữa trị kịp thời, lợn sẽ nhanh khỏi bệnh.
Bà con có thể tìm hiểu tham khảo thêm: Kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng.
Với mô hình làm giàu dễ nhờ việc nuôi heo rừng lai do công ty Bình An chia sẻ giúp bà con phát triển kinh tế. Chúc bà con chăn nuôi thành công!