Kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng

ky-thuat-lon-rung

Gia cầm – gia súc là những loại vật nuôi dễ dàng nhất, như gà, vịt, lợn, trâu bò. Ngoài giống lợn thông thường còn một loại giống lợn tuy không được nuôi quá phổ biến. Nhưng bà con khi nuôi lại cho năng suất và lợi nhuận cao hơn giống lợn thông thường. Công ty Bình An sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng với tất cả bà con! Để chăn nuôi lợn rừng cho hiệu quả, năng suất đầu tiên bà con phải lựa chọn giống lợn cho tốt.

Chọn lựa lợn giống

Lợn rừng sẽ có 2 loại con giống đó là giống thuần chủng và giống lai.

Giống thuần chủng

Giống thuần chủng là những con lợn hoang dã đã được con người thuần hóa. Có 2 giống lợn là lợn mặt ngắn và lợn mặt dài.

Lợn cái chọn mua những con lớn khoảng 3 – 4 tháng tuổi. Lợn có đầu thanh, mõm dài, lưng thẳng, hông rộng, chân cao và chắc khỏe. Các vú phải đều, trên 10 vú, không mắc các bệnh từ bố mẹ.

Lợn đực sẽ là những con cơ thể cân đối, không quá gầy cũng không quá béo. Bụng thon, da cứng, lông dài, chân cao, mông nở. Cơ quan sinh dục phát triển bình thường, tinh hoàn đều nhau.

Đối với những con chọn làm giống nên cho phối giống khi lợn đã đủ lớn. Từ 8 tháng tuổi trở đi để phối giống hiệu quả hơn.

lon-rung-giong

Giống lai

Giống lai tạo là các giống cho lai một con giống thuần chủng với một con giống địa phương. Việc lai tạo sẽ tạo ra những thế hệ sau có gen trội của cả bố và mẹ. Những con lai sẽ khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt, tạo ra năng suất cao hơn.

Thông thường người ta sẽ cho lại con đực rừng với lợn cái Móng Cái. Giống đời con sau thường sẽ to hơn đời bố, chất lượng thịt nhiều hơn, thơm ngon hơn.

Chuồng trại cho lợn rừng

Đối với lợn rừng các bạn có thể chăn thả tự nhiên hoặc có thể nuôi nhốt trong chuồng trại.

Chọn nơi làm chuồng

Để xây dựng chuồng bà con nên chọn những nơi cách xa khu dân cư và đường lớn. Nơi chăn nuôi phải thoáng mát, trên nền đất cao, tránh bị ngập úng.

Luôn phải đảm bảo nguồn nước sạch cho lợn. Nước thải của lợn phải được xử lý, không gây ô nhiễm tới nước sinh hoạt.

lam-chuong-lon

Kỹ thuật làm chuồng

Chuồng cho lợn có diện tích từ 15 – 20 m2, mật độ trung bình để nuôi lợn sẽ từ 1 – 2/m2. Không nên nuôi quá nhiều lợn trong chuồng, lợn sẽ cắn nhau, ảnh hưởng đến chất lượng lợn.

Phần sàn chuồng phải được trên nền móng chắc chắn, đổ bê tông dưới sàn và các cọc bê tông xung quanh chuồng. Việc này giúp sàn không bị sụt, cột bê tông làm khung, chống đỡ.

Nền chuồng không đáng bóng quá lợn đi sẽ bị ngã, có độ nghiêng về cống thoát nước từ 2-3. Phần máng ăn bà con chú ý không làm ngay cống thoát nước, ảnh hưởng đến thức ăn của lợn.

Tường bao quanh, phân chia chuồng bà con nên xây cao 1m. Ở độ cao như vậy lợn không đi ra ngoài được và giúp chuồng thoáng mát hơn. Trời mưa hoặc nắng nóng bà con có thể dùng bạt, lứa che chắn xung quanh chuồng.

chuong-lon-rung

Phần mái che bà con có thể sử dụng ngói hoặc tôn lạnh, giúp chuồng luôn được mát mẻ.

Với lợn cái, cần xây dụng một khu chuồng nhỏ, để thuận tiện cho việc sinh để của lợn. Trong chuồng có lót rơm khô, đèn úm cho lợn.

Thức ăn cho lợn

Mỗi giai đoạn lớn của lợn sẽ có những chế độ ăn khác nhau. Các loại thức ăn của lợn cũng phong phú, dê có thể ăn được thức ăn tinh và cả thức ăn thô.

Về thức ăn thô: lợn có thể ăn tất cả các loại rau, bèo, thân cây chuối, các loại củ quả.Ví dụ như ngô, khoai,sắn.

thuc-an-chan-nuoi-lon

Thức ăn tinh: các loại cám quấn, cám khô, hạt ngũ cốc, bột nghiền nông nghiệp. Bây giờ những người chăn nuôi thường kết hợp cả thức ăn thô và tinh với nhau. Trộn các loại rau với cám gạo, ép qua máy ép cám viên, tạo thành các viên cám.Lợn ăn cả 2 loại thức ăn kết hợp trong 1, đảm dinh dưỡng cho vật nuôi, mau lớn. 

Bà con cho lợn ăn theo 3 bữa trong ngày, theo 3 cữ sáng – trưa – tối. Khi cho lợn ăn kèm theo cả nước uống cho lợn.

may-ep-cam-vien-cho-lon

Với những kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật chăn nuôi lợn rừng cho do Công ty Bình An chia sẻ. Bà con sẽ nắm vững kiến thức nuôi lợn rừng hơn và sẵn sàng vào quá trình làm giàu bằng lợn rừng. Chúc bà con chăn nuôi thành công!