Kinh nghiệm chăn nuôi dê lấy sữa lợi nhuận cao

nuoi-de-lay-sua

Ngoài giống bò chuyên cung cấp sữa, bà con nông dân còn chăn nuôi dê lấy sữa. Tuy không phổ biến rộng như bò, nhưng nuôi dê sữa cũng đang phát triển. Bà con đang cần tìm hiểu hướng phát triển kinh tế bằng nghề nuôi dê sữa. Công ty Bình An sẽ chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê lấy sữa lợi nhuận cao.

Cách làm chuồng nuôi dê

Hướng chuồng

Trang trại hay chuồng nuôi dê bà con cần xây dựng ở hướng Đông Nam. Đây là một hướng tốt, vào mùa hè thì thoáng mát, mùa đông thì ấm ấp.

Vị trí chuồng

Xây chuồng phải xây ở những vị trí cao, thoáng mát, khô ráo, không bị ẩm ướt, trũng nước.

Vị trí xây chuồng phải cách xa khu dân cư, trường học, bệnh viện. Đảm bảo thuận tiện cho việc vệ sinh, dễ dàng quản lý, chăm sóc.

lam-chuong-cho-de

Diện tích chuồng nuôi

Việc xây dựng diện tích chuồng sẽ phụ thuộc vào số lượng dê các bạn nuôi. Để nuôi dê theo đúng kỹ thuật, các bạn nuôi dê theo mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2.

Độ cao của chuồng: độ cao của sàn nuôi đến mặt đất cao từ 50 – 80cm.

Độ nghiêng của chuồng: nền chuồng có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.

Thành chuồng: thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm. Thiết kế bằng gỗ hoặc tre.

Chọn giống dê lấy sữa

cho-de-giong

Để cho dê năng suất cao, việc chọn dê cái vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất sữa.

Chọn những con có thân hình cân đối, đầu dài và rộng, thon dần về phía trước, khỏe khoắn, mềm mại. Lưng thẳng dài, mình dầy, chắc thịt, mông cong tròn, hông rộng. Các chân phải thẳng và bằng nhau, cân đối giữa các khớp và mắt cá.

Đặc biệt là chọn thịt kỹ về bộ phận vắt sữa. Bầu sữa to, núm vú to dài, mạch máu và gân nhiều nếp gấp. Phần bầu vú phải nằm ở phía giữa hai chân và đối xứng nhau. Các tuyến vú phải bố trí dạng chùm, các núm phải to và đều.

Chăm sóc dê lấy sữa

Chế độ ăn uống

Mỗi giai đoạn phát triển của dê sẽ có những chế độ ăn khác nhau. Các loại thức ăn của dê cũng phong phú, dê có thể ăn được thức ăn tinh và cả thức ăn thô.

Về thức ăn thô: gồm các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghine, các loại rau xanh,… Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, sắn, khoai lang,… Khi nuôi dê bà con chú ý là dê rất thích ăn cỏ voi. Cần cung cấp cỏ voi cho dê thường xuyên, ăn cỏ voi cũng kích thích tuyến sữa. Cỏ voi khá to và cứng, bà con phải băm nhỏ cỏ cho dê ăn, để thuận tiện cho việc băm cỏ bà con có thể sử dụng máy băm cỏ. Cỏ sau khi băm qua máy băm cỏ, cỏ nhỏ hơn, dễ ăn cũng dễ hơn.

Bà con có thể tham khảo máy băm cỏ cho dê dòng: Máy băm cỏ 5TA

may-bam-co-5ta

Thức ăn tinh: các loại cám ngô, gạo, hạt ngũ cốc, bột nghiền nông nghiệp. Hiện nay người chăn nuôi thường kết hợp cả thức ăn thô và tinh với nhau. Trộn các loại rau với cám gạo, ép qua máy ép cám viên, tạo thành các viên cám cho dê. Cho dê ăn cả 2 trong 1 loại, mà vẫn đảm dinh dưỡng cho vật nuôi.

Ngoài các thức ăn chính ra, khi nuôi dê các bạn cũng bổ sung các khoáng chất, các loại bột khô. Các chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, muối đá niếm, các loại khô dầu.

Luôn cung cấp nước sạch trong máng cho dê. Trung bình một ngày dê uống từ 1 – 1,5L nước.

thuc-an-cho-de

Phòng bệnh cho dê

Vệ sinh chuồng trại

Chuồng dê phải luôn đảm bảo chuồng sạch sẽ, thoáng mát. Xử lý khử trùng bằng nước vôi và axit phenic.

Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng.

Không cho người ngoài vào chuồng nuôi dê. Tránh lây các bệnh truyền nhiễm vào khu chăn nuôi.

phong-benh-cho-de

Phòng bệnh bằng vaccine

Tiêm vaccine phòng bệnh là một biện pháp bảo vệ sức khỏe an toàn cho vật nuôi. Bà con nên tiêm vaccine cho dê theo định kì, theo lứa tuổi dê để giúp dê hạn chế mắc bệnh.

Tiêm phòng bệnh đậu: liều lượng 1 ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm.

Phòng bệnh tụ huyết trùng: liều lượng 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.

Phòng bệnh lở mồm long móng: liều tiêm với liều 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt. Chủng mũi đầu tiên lúc 4 tháng tuổi, chủng tăng cường lúc 9 tháng sau mũi đầu tiên. Sau 2 tuần có miễn dịch, tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh bà con có thể tiêm nhắc lại.

benh-cua-de

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử giúp giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê. Mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9 với liều tiêm 2ml/con.

Để chăn nuôi dê lấy sữa cho hiểu quả bà con cần phải nắm chắc những kiến thức cơ bản. Lợi nhuận của việc lấy sữa dê vô cùng cao, sữa dê được bán phổ biến làm thành các loại sản phẩm có dinh dưỡng. Công ty Bình An đã chia sẻ với bà con kinh nghiệm chăn nuôi dê lấy sữa lợi nhuận cao. Chúc bà con chăn nuôi thành công!