Chọn các giống lợn dễ nuôi hiệu quả cao

giong-lon-o-VN

Bà con chăn nuôi lợn thường gặp nhiều khó khăn trong việc chọn giống lợn. Chọn các giống lợn dễ nuôi hiệu quả cao luôn là những ưu tiên hàng đầu trong việc nuôi lợn. Để giúp bà con chọn giống lợn phù hợp với nhu cầu trên. Công ty Bình An sẽ giới thiệu một vài giống lợn phổ biến tại nước ta.

Giống lợn Móng Cái

Nguồn gốc

Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Giống lợn Móng Cái ban đầu được nuôi nhiều ở huyện Móng Cái – tỉnh Quảng Ninh. Về nguồn gốc giống lợn Móng Cái có nguồn gốc từ lợn Quảng Đông – Trung Quốc. Giống lợn này được người Hoa mang sang nước ta nuôi từ lâu.

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất

Đặc điểm ngoại hình:

Đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi. Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng. Phần trắng có nối nhau một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng. Mông có hình dáng như cái yên ngựa, gọi là vết lang hình yên ngựa.

Lợn Móng Cái có đặc điểm là đầu to, tai đứng, hướng về phía trước, lưng võng, bụng xệ, có từ 12 – 14 vú.

lon-mong-cai
Lợn Móng Cái

Khả năng sản xuất:

Lợn Móng Cái là giống lợn có khả năng sinh sản sớm. Lợn đực 2 tháng tuổi có thể giao phối và thụ thai, lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục. Lợn Móng Cái là giống lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo.

Ưu điểm của lợn Móng Cái: là giống lợn có tầm vóc tương đối lớn so với các giống lợn khác. Tuổi thành thục, mắn đẻ, khả năng nuôi con khéo. Khả năng tiêu hóa và lợi dụng thức ăn thô xanh tốt. Lợn ăn các loại rau xanh, các loại củ quả, đặc biệt là ngô hạt. Bà con có thể sử dụng máy nghiền cám để nghiền ngô mịn cho lợn ăn. Lợn ăn được hết tất cả các dinh dưỡng với rau xanh, lợn nhanh lớn cho năng suất cao.

Bà con có nhu cầu mua máy nghiền có thể tham khảo qua: Máy nghiền thức ăn B12 buông thẳng.

may-nghien-buong-thang-b12
Máy nghiền buồng thẳng B12

Nhược điểm: một số hạn chế là ngoại hình yếu, lưng võng, bụng xệ, tỉ lệ nạc thấp.

Lợn Ỉ

Nguồn gốc

Lợn Ỉ được hình thành tại vùng đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, nơi chủ yếu trồng lúa. Thức ăn cung cấp cho lợn chủ yếu là các loại phế phẩm của ngành trồng trọt. Hiện nay giống lợn Ỉ còn rất ít, cần được hỗ trợ bảo tồn quỹ gen cho giống này.

Đặc điểm của lợn

Có 2 loại lợn Ỉ là lợn Ỉ mỡ và lợn Ỉ pha.

Lợn Ỉ mỡ: hay còn được gọi là lợn Ỉ mặt nhăn, lông và da đen, mặt ngắn, mũi ngắn. Trán nhiều nếp nhăn hằn sâu, làm cho mũi cong lên, tầm vóc nhỏ, chân thấp, bụng xệ, gãy mình. Khả năng sinh sản 8 – 10 con/lứa, trọng lượng sơ sinh 300 – 400g/con.

Lợn Ỉ pha: toàn thân, lông và da đen, cao, dài hơn ỉ mỡ, bụng gọn, mõm thẳng, mặt không nhăn. Lợn Ỉ pha là do lai giữa giống Ỉ và các giống khác.

giong-lon-i
Giống lợn Ỉ

Ưu điểm: khả năng chống chịu bênh tật tốt, thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi của địa phương.

Nhược điểm: khả năng tăng trọng chậm, khối lượng sơ sinh 0,25 – 0,77kg. Nuôi đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng 40 – 66kg.

Giống lợn Ỉ bà con nuôi để sinh sản, làm nái để lai với đực giống ngoại để sản xuất lợn nuôi thịt . Con lai được tạo theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỉ lệ nạc.

Lợn Lang hồng

Nguồn gốc

Lợn Lang Hồng được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và thung lũng hạ lưu các con sông. Ví dụ như sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Trong các vùng này có nhiều đồi núi, vùng cao, đất phù sa xen lẫn chiêm trũng và bạc màu. Những nơi này có nhiều loại thảo mộc và những loại lương thực, các loại cây có thể làm thức ăn cho lợn. Các loại rau xanh như rau muống, rau bèo, ngô, khoai, sắn,… Đặc biệt là cây chuối, một loại cây phổ biến ở miền Bắc, là nguồn thức ăn vô cùng giàu dinh dưỡng cho lợn. Thân cây có chứa nhiều dưỡng chất. Bà con có thể dùng máy băm chuối, để làm nhỏ thân chuối cho lợn dễ ăn.

lon-lang-hong
Lợn Lang hồng

Đặc điểm của giống lợn

Trên thân mình có những đám lông đen và trắng, những đám lông đen không cố định. Lưng võng, bụng xệ, mình ngắn, chân thấp và đi bàn. Khả năng sinh sản tốt, mỗi năm đẻ 2 lứa, đẻ 10 – 12 con/lứa, khối lượng sơ sinh 300 – 500g/con.

Ưu điểm: giống lợn Lang hồng có khả năng chống chịu bệnh tật tốt.

Nhược điểm: khả năng tăng trọng thấp, tăng trọng 8 – 12kg/tháng. Tiêu tốn thức ăn cao 4 – 5,5kgTA/kg tăng trọng, cho lượng thịt nạc thấp, tỷ lệ nạc 30%.

Dùng để nuôi sinh sản, làm nái nền để lai với đực giống ngoại. Sản xuất lợn nuôi thịt theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỉ lệ nạc.

Lợn cỏ

Nguồn gốc

Chúng được nuôi nhiều ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, khu vực Bình Trị Thiên. Chúng là vật nuôi đặc sản của người Mường và cũng là truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi Nghệ An nói chung. Lợn thích nghi ở các tỉnh miền Trung Việt Nam như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bình Định.

Đặc điểm của giống lợn

giong-lon-co
Giống lợn cỏ

Đặc điểm ngoại hình: lợn Cỏ có tầm vóc, nhỏ hơn so với các giống lợn như lợn Móng Cái, lợn Ỉ,… Thể trạng của lợn trưởng thành trung bình vào khoảng 30 – 35kg. Lợn lang đen, mõm dài, xương nhỏ, chủ yếu đi đàn, bụng xệ. Da mỏng, lông thưa, màu da trắng bợt thể hiện sự yếu ớt, thiếu dinh dưỡng. Lợn đực thường nhỏ hơn lợn cái do phải phối giống. Phần lớn lợn đực giống là gây ngay từ lợn con trong đàn, lợn con nhảy mẹ nên đồng huyết rất nặng.

Khả năng sản xuất: lợn Cỏ mỗi năm đẻ trung bình 1 lứa, mỗi lứa chỉ 6 – 7 con. Lợn nái động dục rất sớm, khoảng 3 tháng tuổi. Tuổi đẻ lứa đầu thường khoảng 10 tháng tuổi. Lợn đực động dục cũng sớm. Khối lượng lợn con lúc cai sữa khoảng 3kg. Lợn nuôi thịt đến khoảng 25 – 30kg giết thịt, tỷ lệ thịt xẻ thấp, phần bụng và đầu lớn, tỷ lệ thịt xẻ chỉ đạt khoảng 50 – 55%.

Ưu điểm: giống lợn này dễ nuôi, sức đề kháng tốt, dễ bán. Chịu đựng khí hậu khắc nghiệt và thức ăn hạn chế. Thịt lợn ít mỡ, săn chắc, thơm ngon và là giống lợn hướng thịt, lấy nạc và là đặc sản hiện nay.

Nhược điểm: lợn cỏ có tầm vóc, khối lượng nhỏ, gầy còm, chậm lớn nên tỷ lệ thịt cho khá thấp.

Ngoài ra còn có một số giống lợn khác: lợn Mường Khương, lợn Mẹo, lợn trắng Phú Khánh, lợn Sóc,…

Công ty Bình An đã chia sẻ với bà con một số giống lợn phổ biến ở Việt Nam. Giúp bà con chọn các giống lợn dễ nuôi hiệu quả cao trong chăn nuôi. Chúc bà con chăn nuôi thành công!