Kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai

ky-thuat-nuoi-lon-nai

Chăn nuôi lợn nái chửa đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền sản xuất lợn con giống. Bà con đang có hướng kinh doanh lợn nái, tạo ra lợn con để bán cần tìm hiểu thật kỹ về lợn nái. Công ty Bình An sẽ cùng bà con tìm hiểu kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai.

Mục đích của kỹ thuật chăn nuôi lợn nái nhằm bảo đảm cho thai phát triển bình thường. Không bị sảy thai hoặc đẻ non, mỗi lứa đẻ nhiều con, lợn con có sức sống cao. Lợn nái kiểm định có sức khỏe tốt đủ tiêu chuẩn chuyển lên đàn nái cơ bản.

Thai kì của lợn nái chửa sẽ chia ra làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tính từ khi phối giống có chửa đến ngày thứ 84 thai kỳ.

Giai đoạn 2: Tính từ ngày 85 của thai kỳ đến ngày dự kiến đẻ.

chan-nuoi-lon-nai-mang-thai
Chăn nuôi lợn nái mang thai

Cung cấp nguồn thức ăn

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn nái chửa để giúp cho sự phát triển của bào thai. Đáp ứng nhu cầu duy trì của bản thân lợn mẹ và tích lũy một phần cho sự tiết sữa. Đối với lợn nái tơ còn cần thêm dinh dưỡng cho bản thân để tiếp tục lớn lên nữa.

Chế độ ăn: ngày cho ăn 2 bữa (sáng – chiều).

Sử dụng thức ăn

Thức ăn hỗn hợp chưa hoàn chỉnh như ĐĐ C12

Thức ăn tổng hợp hoàn chỉnh . Dùng hỗn hợp HH C18A

Mức ăn: đối với lợn nái khối lượng khoảng 65 – 80kg cho ăn 1,1 – 1,2kg thức ăn hỗn. Ngoài ra bà con còn cho lợn ăn thêm 1 – 2kg rau xanh/ngày.

Cách cho ăn uống

Cách ăn:

Cho ăn hỗn hợp trước, rau xanh bổ sung. Bà con có thể kết hợp thức ăn tinh với rau xanh để giúp lợn hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn. Rau bà con thái nhỏ cho vào ép với các loại cám bằng cách sử dụng máy ép cám viên tại nhà. Cám ra vừa đầy đủ dinh dưỡng lại còn giúp bà con tiết kiệm thời gian và chi phí.

Với những hộ chăn nuôi gia đình có thể tham khảo qua dòng: Máy ép cám viên S150.

may-ep-cam-vien-cho-lon
Máy ép cám viên S150 cho lợn

Cho ăn đúng thời gian để kích thích tính thèm ăn.

Không cho ăn thức ăn ôi, mốc, hư hỏng.

Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ.

Nước uống:

Cho lợn uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh, mát,…

1kg thức ăn khô cần cho lợn uống 3 – 5 lít nước.

Nên cho lợn uống nước tự do.

Không cho lợn nái chửa ăn các loại thức ăn có chứa chất độc, thức ăn bị ôi thiu. Các chất kích thích dễ gây sảy thai như lá thầu dầu, khô dầu bông hoặc bỗng bã rượu. Không sử quá nhiều thức ăn thô với lợn nái chửa, sẽ tạo ra cho cơ bắp và mỡ lợn biến tính. Lợn con đẻ ra yếu ớt, tỷ lệ nuôi sống kém.

Không cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 35 ngày đầu sau khi phối giống có chửa.

thuc-an-cho-lon-nai
Thức ăn cho lợn nái

Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn nái có chửa

Quản lý chăm sóc lợn nái có chửa là phòng bệnh sảy thai, bảo vệ tốt thai, làm cho thai phát triển bình thường. Tránh tác động cơ giới gây đẻ non hoặc sảy thai, nhất trong giai đoạn chửa kỳ 2.

Nguyên nhân làm sảy thai có thể do nền chuồng hoặc sân chơi không bằng phẳng, mấp mô. Làm cho lợn bị trượt ngã, cửa ra vào quá nhỏ làm cho lợn chen lấn xô nhau. Cũng có thể do đánh đuối lợn quá gấp, do tắm nước quá lạnh hoặc quá đột ngột,…

Quản lý vận động

Giai đoạn 1: hàng ngày cho lợn ra sân đi dạo 1 – 2 lần, vào 2 buổi sáng và chiều.

Giai đoạn 2: mỗi ngày thả lợn ra sân đi dạo 1 lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Trước khi đẻ 2 – 3 ngày: cho lợn ngừng vận động.

Không rượt đuổi lợn vượt tường từ chuồng này sang chuồng khác.

quan-ly-cham-soc
Quản lý chăm sóc lợn lái mang thai

Chuồng trại

Chuồng trại phải đảm bảo đúng theo quy định cho lợn nái chửa, theo từng thời kỳ chửa. Mật độ nhốt: chửa kỳ 1 mỗi ô từ 3 – 5 con, chửa kỳ 2 nhốt 1 con một ô.

Yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh thú y, khô ráo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Cần tạo không khí yên tĩnh, thoải mái cho lợn nái chửa nghỉ ngơi dưỡng thai. Không gây tiếng ồn xáo trộn ảnh hưởng đến lợn.

Mỗi một nái chửa có một phiếu theo dõi về tình hình chửa như thời gian chửa. Những biến cố xảy ra trong quá trình mang thai, nguy cơ sảy thai, tỷ lệ chết thai,…

Phòng chống bệnh với lợn nái

phong-benh-cho-lon-nai
Phòng bệnh cho lợn nái

Từ 3 – 5 ngày trước ngày dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái cần được cọ rửa sạch sẽ, tiêu độc khử trùng. Trước khi đẻ 10 ngày cần tẩy nội ngoại ký sinh trùng.

Công tác tiêm phòng: tiêm phòng định kỳ các loại vaccine dịch tả, lepto 2 lần/nái/năm. Chú ý không tiêm phòng cho lợn nái những loại vaccine dịch tả và lepto. Khi lợn nái mang thai ở giai đoạn từ khi phối giống đến 60 ngày sau khi phối giống.

Cần tắm ghẻ thường xuyên nếu phát hiện lợn bị ghẻ. Trước khi lợn để cần tắm lợn 2 lần/ngày đề phòng lợn mẹ lây sang lợn con.

Cần tiêm vaccine E.coli cho lợn nái chửa vào lúc 6 tuần và 2 tuần trước khi đẻ: liều lượng 2ml/con, tiêm bắp.

Trên đây là tất cả những kỹ thuật nuôi lợn nái mang thai do công ty Bình An chia sẻ với bà con chăn nuôi. Lối chăn nuôi lợn nái là một lối kinh doanh cho hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con chăn nuôi thành công!