BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON
1. Lứa tuổi bị bệnh
Lợn con từ 3-20 ngày tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là đang nắng ấm đổ mưa, trở rét hoăc bị gió lùa.
3. Triệu chứng lâm sàng
Lợn con tự dưng ỉa phân loãng, màu trắng sữa hoặc hơi vàng, ít hôi thối. Lợn bị bệnh bú ít, xù lông, ướt và nhầy, nếu không điều trị kịp thời, lợn bệnh sẽ chết rất nhanh.
4. Biện pháp phòng
Giữ ấm cho lợn, có thể làm lồng úm khi mùa đông lạnh giá, quan trọng nhất là không được để bụng lợn nằm tiếp súc trực tiếp với nền lạnh, phải có chất độn chuồng như rơm, trấu, phoi bào.
Khi lợn con mới đẻ ra ta cắt nanh, thắt rốn và cho uống mỗi con 3 giọt thuốc kháng sinh có thành phần thuốc là: Enrofloxacin hoặc Spectinomycin, Colistin, Norfnoxacin rồi thả vào cho lợn con bú ngay. Sau 3 ngày tiêm Sắt lần 1 ta lại cho uống thuốc, 10 ngày tiêm sắt lần 2 ta lại dùng thuốc trên để cho lợn uống.
Có thể dùng vắc xin E.coli tiêm cho mẹ trước khi đẻ 2 tuần để tạo kháng thể cho con
5. Biện pháp điều trị
Dùng DOVA HO cho uống 1ml/3kg P/ngày x 3 ngày là khỏi !
Khi bệnh xảy ra ta dùng 2 loại thuốc sáng dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin chiều dùng thuốc có thành phần Spectinomycin 5% dùng cho uống ngày 2 lần.
Cải thiện ngay điều kiện chuồng nuôi giữ ấm cho lợn con không bị lạnh bụng.
BỆNH HỒNG LỴ
1. Lứa tuổi bị bệnh
Lợn con từ 20 ngày tuổi trở lên
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Hiotreponema gây nên
3. Triệu chứng lâm sàng
Tự nhiên lợn con ỉa phân dẻo rồi loãng dần, phân có màu xám tro hoặc xám hơi vàng, mùi hôi tanh. Phân dính xuống nền chuồng rất khó quét. Bệnh lây nhanh trong đàn
4. Biện pháp phòng
Như bệnh phân trắng
5. Biện pháp điều trị
Cách 1: Dùng DOVA HO tiêm 1ml/5-7 kg P/ngày x 3 ngày là khỏi
Cách 2: Lấy 1 ml Tiamulin 10% 2 kg P lợn uống
Cách 3: Tiêm bắp Tiamulin 10 % 1 ml/3kg P (trường hợp làm như cách 1 lợn uống thuốc xong bị nôn ngay)
Giữ cho lợn không lạnh bụng
BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN
1. Lứa tuổi bị bệnh
Chủ yếu ở lợn sau cai sữa từ 2 đến 4 tháng tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn Salmonella gây ra
3. Triệu chứng lâm sàng
Lợn ốm sốt cao 41 – 41,5 độ C, hay chui vào rơm nằm run rẩy. Lợn ốm ỉa chảy, phân thối khắm, kèm theo một số con bị nôn. Rìa tai và mõm có hiện tượng xuất huyết tím bầm, một vài ngày sau tím cả 4 chân, da bụng và háng. Nếu điều trị không đúng phương pháp, không kịp thời thì tỷ lệ chết rất cao.
4. Biện pháp phòng
Tiêm vacxin phòng bệnh phó thương hàn cho lợn vào 20 ngày tuổi
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.
5. Biện pháp điều trị
Tiêm bắp thuốc Vina Flocol 1ml/20 kg Phoặc Flo 30 LA 1ml/10kg P/ ngày x 3 ngày
Tiêm bắp Vime ABC 1ml/ 5kg P/lần x 2 lần/ ngày x 3 ngày
BỆNH DỊCH TẢ
1. Lứa tuổi bị bệnh
Ở mọi lứa tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do virus dịch tả lợn gây nên
3. Triệu chứng lâm sàng
Lợn ốm bị sốt nhẹ 40,5 – 41độ C, sốt liện tục, kéo dài. Vì vậy, lúc không có người xung quanh thì lợn ốm nằm, khi có người vào thì lợn đứng dậy chạy như lợn khỏe, ăn ít, uống nước nhiều, phân thường táo bón có màng nhầy nhưng trước khi chết thì ỉa chảy. Xuất huyết lấm tấm ở gốc tai, bụng, bẹn. Niêm mạc mắt đỏ, khóe mắt có dử màu nâu, xung quanh mắt thâm quầng. Lợn ốm gấy sút chậm, vẫn có phản xạ ăn nhưng khi đổ cám vào máng thì bóp bép vài miếng rồi quay đi, mông và chân sau yếu dần, khi xua đuổi thì đi loạng choạng, tréo dò.
Bệnh tích điển hình: Ruột già bị viêm xuất huyết hoại tử tạo ra nhiều nốt loét hình xoáy trôn ốc, lách có hiện tượng nhồi huyết ở rìa làm cho lách có hình răng cưa.
4. Biện pháp phòng bệnh
Tiêm phòng vacxin dịch tả lơn cho lợn vào 30 ngày tuổi trở lên
Khi tiêm phòng vacxin cho lợn con thì tiêm cho lợn mẹ để vừa phòng bệnh được cho lợn mẹ và lợn mẹ có kháng thể truyền cho lợn con lứa sau phòng bệnh đươc đến 30 ngày tuổi.
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.
Khi bắt lợn ở nơi khác về nuôi thì phải tiêm phòng lại vacxin dịch tả lợn
5. Biện pháp điều trị
Tiêu hủy những con lợn ốm mắc bệnh dịch tả theo pháp lệnh thú y
Chú ý: Bệnh Phó thương hàn và bệnh dịch tả lợn rất dễ ghép với nhau nên tỷ lệ chết rất cao vì vậy chăn nuôi lợn bắt buộc phải tiêm phòng 2 loại vacxin này.
BỆNH ĐÓNG DẤU
- Lứa tuổi bị bênhLợn từ 2 tháng tuổi trở lên nhưng chủ yếu ở lợn 3 tháng tuổi
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn đóng dấu lợn Gram(+) gây nên
Bệnh thường xảy ra vào thời gian có độ ẩm không khí cao
3. Triệu chứng lâm sàng
Lợn sốt cao 42 – 43 độ C, bỏ ăn, nằm một chỗ. Trên da nổi nhiều nốt đỏ bằng đồng xu, sau 4 – 8 giờ chuyển dần thành màu thâm tím. Bệnh lây lan nhanh trong đàn
4. Biện pháp phòng
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp: giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.
5. Biện pháp điều trị
Dùng các loại thuốc có tác dụng với vi khuẩn Gram(+) như Penicilin, Ampicilin, Kanamycin
Kết hợp tiêm thuốc hạ sốt Anagil + Vitamin B , C
Ví dụ: 1 g Pincilin + 5 ml Anagil tiêm bắp cho 20 kg P/lần chia 2 lần/ngày x 3 ngày
Vime ABC hoặc Anagil C 1ml/ 10kg P/ lẫn 2 lần/ ngày x 2 – 3 ngày
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
1. Lứa tuổi bị bệnh
Lợn từ 2 tháng tuổi trở lên
2. Nguyên nhân gây bênh
Do vi khuẩn Pasteurella muntocida gây nên thuộc vi khuẩn Gram (-)
3. Triệu chứng lâm sàng
Lợn ốm sốt cao 41 – 42 độ C, bỏ ăn đột ngột, năm một chỗ run rẩy, thở nhanh, thở giật. Da vùng má, tai đỏ rồi chuyển nhanh sang màu tím bầm, có trường hợp chỉ sau một vài giờ toàn thân tím bầm. Phân táo bón, bệnh lây nhanh trong đàn, tỷ lệ chết cao nếu điều trị không kịp thời và đúng cách.
4. Biện pháp phòng
Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng lợn vào lúc lợn được 30 ngày tuổi ( tiêm cùng lúc với vacxin dich tả lợn, tiêm mỗi một bên bắp cổ 1 loại vacxin)
Khi tiêm cho đàn lợn con thì tiêm cho lợn mẹ
Khi bắt đàn lợn ở nơi khác về nuôi phải tiêm phòng lại vacxin tụ huyết trùng lợn
5. Biện pháp điều trị
1,5 g Streptomycin + 5 ml Anagil tiêm cho 30 kg P/ngày chia 2 lần x 3 ngày
Hoặc Kanatialin 1ml/10kg P x 2 lần/ ngày x 3 ngày, tiêm Vime ABC hoặc Anagil C 1ml/10kg P ngày 2 lần