Hiện tại phong trào nuôi tôm – lúa đang phát triển ổn định ở những vùng có hiện tượng bị xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Điển hình là các mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen trong ruộng lúa, đồng thời luân canh tôm sú sinh thái thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn. Bài viết này sẽ mang đến cho bà con cái nhìn tổng quan về công cuộc phát triển mô hình “con tôm ôm gốc lúa”.
Những khó khăn của mô hình “con tôm ôm gốc lúa”
Mô hình canh tác tôm – lúa luôn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thời tiết thay đổi bất thường ảnh hưởng đến năng suất của mô hình. Chất lượng môi trường nước mặt ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tôm. Năng suất của mô hình còn thấp. Về đầu ra, tôm càng xanh bị cạnh tranh bởi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng. Trình độ kỹ thuật của bà con nông dân còn thấp, chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm.
Các giải pháp đưa ra để cải thiện mô hình
Cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, cho tư nhân vay với lãi suất thấp hay tổ chức cung cấp con giống, dịch vụ thức ăn, thuốc thú y phòng bệnh tại các vùng triển khai mô hình. Ngành nông nghiệp địa phương nên xem lúa thơm – tôm sạch là một chuỗi giá trị ngành hàng qua đó có sự đầu tư đúng mức về hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như cơ chế chính sách một cách đầy đủ.
Kỹ thuật phát triển mô hình “con tôm ôm gốc lúa”
Thiết kế ruộng nuôi
Ruộng nuôi nên ở vị trí thuận lợi giao thông, có nguồn nước không bị ô nhiễm. Tỷ lệ phù hợp là ~70 – 80% diện tích trồng lúa, ~20 – 30% diện tích nuôi tôm. Cần thiết kế hệ thống cấp và thoát nước riêng, cần đảm bảo mực nước trên ruộng tối thiểu là 20cm.
Vét hết bùn đấy, nếu như có nhiều bùn có thể chừa lại 10 -15cm, Tùy vào độ pH đất đáy mà sử dụng lượng vôi như sau:
[table id=1 /]Nếu như có cá tạp thì có thể sử dụng thuốc diệt cá (Rontenonce) với liều lượng 1kg/200m3.
Ương tôm bột thành tôm giống
Tùy vào điều kiện của ruộng mà ta có thể chọn thả giống trực tiếp hoặc ương trong ao đất.
Thiết kế ao ương: Ao ương có diện tích ~200 – 400m2. Thiết kế ao nửa nổi, nửa chìm để thuận lợi thu hoạch và cải tạo. Đáy ao có độ nghiêng để dễ dàng thoát nước. Trước khi thả giống cần cải tạo ao: bón vôi, vét bùn đáy, diệt cá tạp, nước ao phải được lọc và gây màu nước. Ao ương có mực nước ~0,8 – 1m, độ mặn ~0 – 10%.
Lựa chọn con giống: Con giống khỏe, hoạt động nhanh nhẹn, các bộ phận đầy đủ. Thả con giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Mật độ ương trong ao: 100 – 200 con/m2.
Chăm sóc, quản lý ao ương: Dùng thức ăn công nghiệp phù hợp với kích cỡ tôm, hàm lượng đạm >=30%. Cho ăn ngày 2 – 4 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát.
Liều lượng thức ăn dùng cho 100.000 tôm bột/ngày:
[table id=2 /]Thay nước: 7 – 10 ngày thay nước một lần, mỗi lần ~30% lượng nước trong ao, nếu nước ao nhiễm bẩn có thể thay 3 – 5 ngày 1 lần.
Sau khoảng 1 tháng ương, tôm đạt kích thước 2,5 – 3cm, ta tiến hành thu hoạch và chuyển tôm sang ao nuôi.
Mùa vụ nuôi:
Mùa vụ nuôi tôm thường trong thời gian khi nước mặn chuyển dần sang môi trường nước ngọt. Tôm con phát triển trong môi trường nước lợ, khi lớn lên có khuynh hướng sống ở môi trường nước ngọt. Thường là tháng 4 đến tháng 5 dương lịch.
Mật độ nuôi:
Đối với tôm giống, mật độ thường là 2 – 3 con/m2. Đối với tôm bột thường là 4 – 5 con/m2.
Chăm sóc và quản lý
Cho ăn đúng liều lượng và đảm bảo độ đạm trong thức ăn đủ 20 – 30%. Có thể dùng máy ép cám nổi để tự mình sản xuất thức ăn cho đàn tôm. Ngày cho ăn 2 – 4 lần, điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Khi tăng hệ số thức ăn cần phải có chế độ thay nước hợp lý. Trong quá trình nuôi, cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường để điều chỉnh cho phù hợp.
Kỹ thuật bẻ càng và giăng lưới
Để hạn chế tình trạng tôm ăn lẫn nhau cũng như để tôm sinh trưởng phát triển tốt nhất, sau khi thả nuôi 60 – 75 ngày, ta nên áp dụng kỹ thuật bẻ càng.
Bẻ ở vị trí khớp gần cơ thể, tạo điều kiện để tôm bỏ càng một cách tự nhiên.
Nên tách riêng con đực và con cái sau thời gian nuôi từ 75 – 90 ngày.
Giăng lưới: Tiến hành giăng lưới làm chỗ trú ẩn để tôm lột xác, thường được áp dụng cho hình thức nuôi bán thâm canh.