Chăn nuôi heo là loại hình thức chăn nuôi khá phổ biến tại các hộ gia đình chăn nuôi ở nông thôn Việt Nam. Vì có đặc tính chăn nuôi khá đơn giản nên được nhiều bà con lựa chọn heo là giống nuôi sinh lời. Mặc dù chăn nuôi heo khá đơn giản nhưng cũng không thể tránh khỏi heo mắc bệnh. Và bài viết dưới đây của Công Ty Bình An sẽ chia sẻ cho bà con cách phòng bệnh cho heo.
Những loại bệnh mà heo hay mắc phải và cách phòng chống:
Bệnh dịch tả ở heo, dấu hiệu và cách phòng bệnh cho heo
Đối với bệnh dịch tả ở heo là do virut có tên Suipes Tifer gây ra. Loại bệnh này mọi lứa tuổi heo đều có thể mắc phải. Bệnh này có khả năng lây nhiễm cao, có thể lây nhiễm qua thức ăn và nước uống, các dụng cụ trong chuồng.
Khả năng bệnh nặng rất nhanh, chỉ có 5 đến 7 ngày là có thể khiến heo chết.
Dấu hiện nhận biết heo bị bệnh dịch tả:
Heo bỏ ăn, chỉ uống nhiều nước, sốt cao lên đến 41 độ C.
Ở vùng bụng xuất hiện nhiều mụn đỏ, sau một thời gian phát bệnh heo sẽ bị bại chân sau và chết.
Phòng bệnh:
Nếu phát hiện có dấu hiệu heo bị bệnh dịch tả, bà con nên lập tức cách ly heo bị nhiễm bệnh riêng và chữa trị. Sau đó bà con sát trùng khử khuẩn xung quanh chuồng để tiêu diệt mầm bệnh.
Điều trị bệnh này bà con sử dụng thuốc trụ sinh
Bệnh toi dấu hiệu và cách phòng chống bệnh cho heo
Bệnh toi có tên gọi khác là bệnh tụ huyết trùng do vi trùng Pasteurella gây ra. Khả năng lây nhiễm của bệnh này cũng rất nhanh chóng. Cỏ thể lây từ chuồng này qua chuồng khác. Loại vi trùng này có thể sống trong nước và không khí. Bệnh có thể chia làm 3 giai đoạn: nặng, nhẹ và kinh niên.
Dấu hiệu:
Nếu bệnh nhẹ heo sẽ bị sưng phổi, ho nhiều. Heo chết trong vòng 4 ngày.
Bệnh nặng heo sẽ bị sốt trên 40 độ C, heo bỏ ăn, phù cổ, hơi thở khó khăn. Sau đó có nổi hạch khiến heo cứng hàm và chết.
Bệnh kinh niên heo sốt nhẹ, ăn ít, bị tiêu chảy khiến heo bị kiệt sức và chết.
Phòng bệnh:
Loại bệnh này thường được chữa trị kịp thời bằng loại thuốc trụ sinh như Penicillin, và hiện tại chỉ có thuốc phòng ngừa bệnh chưa có đặc trị bệnh.
Bệnh lở mồm long móng dấu hiệu và cách phòng chống cho heo
Bệnh lở mồm long móng là do virut gây ra cho heo, khi mắc bệnh các niêm mạc da như miệng, lưỡi kê chân đều bị viêm khiến heo con không bú được sữa, heo mẹ không ăn dẫn đến kiệt sức và chết.
Dấu hiệu:
Heo khi bị bệnh sẽ sốt cao khoảng 41 độ C, mồm bị mụn lở loét và móng chân bị long ra.
Phòng bệnh:
Bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị cũng như thuốc phòng ngừa. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, bà con cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và cho heo ăn uống đầy đủ.
Bà con có thể cho heo dùng các loại thuốc trụ sinh, trợ lực bằng vitamin C,…
Trên đây là những loại bệnh mà heo thường hay bị mắc phải. Có một số bệnh vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như thuốc phòng ngừa bệnh.
Bà con cần có phương pháp phòng bệnh cho heo
Phòng bệnh cho heo bằng cách thường xuyên vệ sinh chuồng trại. Bà con cần đẩy mạnh công tác sát trùng chuồng trại, vệ sinh những vật dụng như máng ăn, máng uống, thau, xô,….Thường bệnh lây lan nhanh là do môi trường sống cũng như những vật dụng xung quanh nên bà con cần vệ sinh kỹ càng chuồng trại.
Chuẩn bị đầy đủ thức ăn và nước uống sạch sẽ. Bà con cung cấp thức ăn có nhiều dinh dưỡng như ngũ cốc, rau xanh, nước sạch,.. Bà con có thể lựa chọn phối trộn nguyên liệu giúp thức ăn được trộn đều dinh dưỡng hơn.
Trên thị trường hiện nay đang có nhiều máy làm thức ăn cho heo. Bà con có thể tham khảo và lựa chọn dòng máy phù hợp. Như máy nghiền cám rất phù hợp cho những hộ gia đình chăn nuôi, muốn cung cấp lượng cám dinh dưỡng và phối trộn nguyên liệu.
Máy nghiền cám có thể nghiền các nguyên liệu ngô hạt, đậu xanh, yến mạch,… thành dạng bột mịn. Dùng để phối trộn thức ăn hoặc pha nước uống cho heo uống.
Và bài viết trên đây của Công ty Bình An đã chia sẻ cho bà con về những loại bệnh heo hay mắc phải và cách phòng chống cho heo. Nếu bà con thấy bài viết này hữu ích hãy để lại lượt thích và chia sẻ bài viết này nhé.