Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái đẻ cho bà con

chan-nuoi-lon-nai-de

Lợn nái mang thai sau hơn 3 tháng, lợn sẽ vào thời kì sinh đẻ. Lợn nái khi đẻ cần có nhiều sự giúp đỡ của người nuôi, bà con chăn nuôi cần có kiến thức về đỡ đẻ. Công ty Bình An sẽ chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi lợn nái đẻ cho bà con.

Mục đích của chăn nuôi lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn. Lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt, đủ khả năng tiết sữa.

Chuẩn bị trước khi đỡ đẻ

Chuồng trại

Chuồng lợn nái sinh sản cần phải rộng, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mua đông. Khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, không có gió lùa.

Rửa sạch và tẩy uế toàn nền chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, thành chuồng bằng nước vôi. Nên để chuồng trống tối thiểu 7 ngày trước khi chuyển lợn nái vào.

Chuồng đẻ của lợn cần có khung gỗ hoặc sắt xung quanh chuồng. Tránh trường hợp khi lợn mẹ nằm xuống không đè vào con.

Chuồng úm cho lợn con: bà con thể dùng thúng, thúng để làm ổ úm cho lợn con, kích thước khoảng 1,2m x 1,5m. Nền lót rôm khô hoặc vải mềm, phía trên treo bóng úm cách 0,3m để cung cấp nhiệt.

chuan-bi-chuong-um
Chuẩn bị chuồng úm

Chăm sóc cho lợn mẹ

Tắm rửa sạch sẽ bằng xà bông rồi chuyển vào chuồng đẻ. Chuyển cho lợn nái ăn những thức ăn dành cho lợn nuôi con, cho lợn làm quen dần.

Cần xoa bóp bầu vú cho lợn nái trước khi đẻ một tuần.

Làm sạch phần bầu vú và âm hộ tránh nguy cơ lợn con bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với lợn mẹ.

Dụng cụ đỡ đẻ

Dụng cụ gồm kéo, panh, kìm bấm răng, chỉ nilon, đèn úm, khăn lau bằng vải xô mềm,…

Thuốc thú y: Thuốc sát trùng, thuốc kích đẻ, thuốc cầm máu, gây tê giảm đau,…

dung-cu-do-de
Dụng cụ đỡ đẻ

Quy trình đỡ đẻ cho lợn

Phải túc trực ở bên lợn nái để có thể hỗ trợ cho lợn trong nhiều trường hợp. Dấu hiệu nhận biết lợn chuyển dạ đẻ như vú căng và sữa bắn thành tia đã hơn 2 giờ. Lợn đã nằm xuống chứ không còn đứng lên, nằm liên tục, âm hộ ra phân xu và dịch màu hồng.

Giai đoạn này bà con chỉ cần can thiệt khi cần thiết, để cho lợn được đẻ tự nhiên. Lợn nái tơ thường đẻ khó hơn lợn nái dạ.

Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, cứ sau 1 cơn rặn mạnh lợn lái co chân ra sau là lợn con được mẹ rặn đẩy ra ngoài.

Thường mỗi lợn con đẻ ra cách khoảng 15 – 20 phút, mỗi ổ lợn đẻ hoàn tất khoảng 2 – 6 giờ. Lợn đẻ nằm xuống bà con có thể xoa nhẹ vào mông, bụng.

thuc-hien-do-de
Thực hiện đỡ đẻ

Thực hiện đỡ đẻ lợn

Rửa sạch phần sau lợn nái, lau khô.

Người đỡ đẻ cần cắt ngắn móng tay và rửa tay bằng xà phòng, sát trùng tay bằng cồn, mang gang tay.

Khi lợn nái đẻ, có thể đầu lợn con ra trước hoặc 2 chân ra trước.

Lợn con tự làm rách màng nhau và lọt ra ngoài, ta đón lấy thai. Trường hợp lợn con đẻ bọc, ta cần nhanh chóng xé màng nhau để lợn con khỏi bị ngạt.

Nắm chặt cuống rốn để tránh xuất huyết sau khi đứt rời với cuống nhau. Một tay cầm chắc lợn, một tay lấy khăn lau sạch sẽ cho lợn. Móc hết những chất nhầy trong mũi và miệng ra, giúp lợn hô hấp dễ dàng.

Úm lợn

Lợn con sau khi cắt đuôi bà con cho lợn vào chuồng úm đã lót sẵn rơm, lá chuối khô hoặc bao tải.

Để tạo được nhiệt độ thích hợp cho lợn con, ô úm phải có bóng đèn để sưởi ấm. Đảm bảo nhiệt độ cho mẹ từ 15 – 24 độ C. Nhiệt độ cao hơn lợn sẽ giảm ăn, giảm sữa ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng đàn lợn con.

Lợn từ 1 – 15 ngày, tuyệt đối không tắm cho lợn mẹ và lợn con, giữ chuồng sạch sẽ khô ráo. Cào phân thường xuyên, không rửa chuồng ở giai đoạn này.

um-lon-con
Úm lợn con

Chăm sóc lợn nái sau khi sinh

Chế độ ăn uống

Thức ăn dùng cho lợn nái ở giai đoạn này phải là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Luôn đảm bảo thức ăn có đủ thức ăn xanh và tinh bột. Ở giai đoạn này lợn khá khén ăn, để kích thích lợn ăn, bà con có thể kết hợp nhiều loại thức ăn cho lợn ăn. Bà con dùng máy ép cám viên ép các loại cám tinh bột với rau xanh, cám viên ra đầy đủ dinh dưỡng.

Lưu ý ngày lợn đẻ, cho lợn ăn ít thức ăn tinh hoặc không cho ăn, nước uống vẫn phải đầy đủ. Không ăn thức ăn tinh bà con có thể cho lợn nái ăn cháo loãng.

Bà con muốn mua máy ép cám viên cho vật nuôi, giúp vật nuôi ăn thức ăn dinh dưỡng hơn. Bà con có thể tham khảo dòng: Máy ép cám viên S150.

may-ep-cam-vien-s150
Máy ép cám viên S150

Chăm sóc lợn nái sau đẻ

Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm môn. Rửa bầu vú bằng nước xà phòng ấm trước khi cho lợn con bú.

Theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ, màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản. Kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần, tránh lợn mẹ bị sốt gây mất sữa.

Có thể cho lợn mẹ uống nước sạch có thể pha thêm muối, cho thức ăn hỗn hợp.

Chăm sóc lợn nái đẻ tốn nhiều công sức hơn, nhưng bù lại hiệu quả năng suất rất cao. Công ty Bình An đã chia sẻ sẽ kỹ thuật chăn nuôi lợn nái đẻ cho bà con. Chúc bà con chăn nuôi thành công!