Ở Việt Nam hiện nay đang mở dần mở rộng kinh doanh mô hình nuôi chim đà điểu. Và thu được rất nhiều lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên để mở rộng và phát triển mô hình chăn nuôi đà điểu hiệu quả. Thì bà con cần nắm bắt kỹ càng được những kỹ năng chăn nuôi đà điểu. Và bài viết dưới đây của Công ty Bình An sẽ chia sẻ cho bà con quy trình chăn nuôi đà điểu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bước đầu tiên trong quy trình chăn nuôi đà điểu là bước lựa chọn giống nuôi khỏe mạnh.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giống đà điểu như:
Đà điểu Bắc Phi: đây là loại giống cao nhất trong các loại còn lại. Đặc điểm nhận dạng giống này là đỉnh đầu không có lông. Riêng con đực có lông cánh và lông ngực màu trắng tinh, còn riêng con cái có màu nâu sẫm.
Đà điểu Somali: là loài không có lông đỉnh đầu nhưng có vòng cổ màu trắng . Con đực có màu lông đen, con cái có màu xám nhạt.
Đà điểu Đông Phi: đặc điểm nhận dạng ở cổ hẹp
Đà điểu Nam Phi: Đỉnh đầu mọc lông, có cổ màu xám. Vào mùa sinh sản có màu đỏ. Không có vòng trắng ở cổ như các giống đà điểu khác.
Xây dựng chuồng nuôi đà điểu
Vị trí đặt chuồng nuôi:
Đặt chuồng nuôi tại nơi an tĩnh, ít tiếng ồn.
Đặt tại nơi dễ cung cấp điện và nước, dễ dàng chăm sóc và quản lý.
Nên xây dựng chuồng theo hướng Đông Nam để dễ đón nắng vào sáng sớm. Điều này sẽ giúp chuồng khô ráo hơn
Hàng rào bao xung quanh:
Xây rào cao từ 150 cm trở lên. Đối với đà điểu trên 12 tháng tuổi dựng rào cao từ 165 cm đến 170 cm.
Làm hàng rào có tính đàn hồi để không làm đà điểu bị thương.
Xây dựng chắc chắn, khả năng chống đỡ cao khi đà điểu va chạm vào.
Chuẩn bị chuồng úm
Con non khi sinh khoảng 3 tháng đầu có tỉ lệ chết rất cao. Do đó bà con cần chuẩn bị chuồng úm để giữ ấm, tránh những tác động xấu đến đà điểu.
Bố trí máng ăn và máng uống
Bà con cần bố trí đầy đủ máng ăn và máng uống cho đà điểu. Máng ăn thường làm bằng nhựa hoặc cao su không có cạnh nhọn.
Thức ăn chăn nuôi đà điểu
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp đà điểu phát triển khỏe mạnh.
Nhu cầu dinh dưỡng của đà điểu gồm : nước, protein, lipit, khoáng chất, chất xơ, sỏi.
Đà điểu thuộc loại động vật ăn tạp, nguồn thức ăn khá là phong phú gồm:
Các loại rau củ quả như xà lách, bắp cải, lá cây, hạt ngũ cốc,…
Bổ sung thức ăn dinh dưỡng khác như : vitamin, premix khoáng,….
Những thức ăn rất cần thiết cho đà điểu nuôi nhốt.
Đảm bảo thức ăn không bị thối mốc, nhiễm độc. Ngoài ra bà con cũng có thể phối trộn nguyên liệu lại với nhau đảm bảo chất dinh dưỡng nhất cho đà điểu.
Sau khi phối trộn bà con có thể cho đà điểu ăn ngay trực tiếp. Hoặc bà con có thể ép thức ăn thành viên cám cho đà điểu ăn. Khi chăn nuôi đà điểu bằng cám viên có thể vừa giúp giảm giá thành chăn nuôi. Ngoài ra cũng vừa giúp đà điểu ăn ngon miệng hơn.
Để bà con có thể thuận lợi hơn trong việc chế biến thức ăn cho đà điểu, thì bà con có thể sử dụng những máy móc công nghệ tiện lợi.
Bà con có thể sử dụng dòng máy băm cỏ: băm nhỏ các nguyên liệu như thân cây ngô, cây mía, cỏ voi,.. cho vật nuôi ăn ngay hoặc có thể ủ chua dùng lâu dài.
Phòng bệnh cho đà điểu
Bà con cần thường xuyên theo dõi đà điểu cách ăn, đi đứng, mắt, màu sắc,..
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khử trùng xung quanh chuồng nuôi.
Đảm bảo nguồn thức ăn luôn sạch và tươi ngon, không có chứa chất bảo quản.
Dấu hiệu của đà điểu khi bị bệnh:
Dáng vẻ chậm chạp, đầu và cổ gục xuống.
Bỏ ăn và chán ăn.
Tách đàn.
Đứng không cân đối, xương và cổ bị lệch.
Phân cứng màu nhợt nhạt, nước tiểu đổi màu.
Khi phát hiện những triệu chứng trên bà con cần chăm sóc và gọi ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Và trên đây Công ty Bình An đã chia sẻ cho bà con những thông tin để giúp bà con phát triển và đạt hiệu quả tốt nhất trong chăn nuôi đà điểu. Nếu bà con thấy bài viết này của chúng tôi hay và hữu ích. Hãy để lại lượt thích cũng như chia sẻ ngay nhé! Chúc bà con sẽ thành công.