Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái có con

cham-lon-nai-nuoi-con

Việc chăm sóc lợn nái nuôi con khá vất vả. Bà con không những phải chăm sóc lợn mẹ mà còn phải chăm cả lợn con. Công ty Bình An chia sẻ với bà con những kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái có con. Giúp bà con nắm được kiến thức cơ, chăm sóc lợn nái nuôi con còn được dễ dàng và nhàn hơn.

Mục đích nuôi dưỡng lợn nái có con

Mục đích của việc chăn nuôi lợn nái nuôi con là tăng sản lượng sữa, đủ sữa cho lợn con. Đảm bảo sức khỏe lợn mẹ được khỏe mạnh, phát triển tốt.

Sữa của lợn mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và không thể thay thế được trong giai đoạn đầu của lợn con. Sản lượng sữa của lợn mẹ và khối lượng lợn con khi cai sữa có liên quan mật thiết với nhau. Nếu lợn mẹ có sản lượng sữa cao, lợn con sẽ có khối lượng sữa cao và ngược lại. Vì vậy cần nắm chắc những kiến thức giúp lợn mẹ có nhiều sữa, lợn con mới phát triển khỏe mạnh.

lon-me-nuoi-con

Chế độ ăn uống

Cơ thể cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể. Việc này giúp lợn mẹ có thể tiết ra nhiều sữa hơn. Nhưng lợn dần dần bị hao mòn và ảnh hưởng đến lần sinh sản tiếp.

Thức ăn hàng ngày

Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa.

thuc-an-heo-me

Thức ăn xanh: Đó là các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, ngô, khoai, sắn,… Thức ăn xanh non, ít xơ, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiết sữa.

Thức ăn tinh: gạo tấm, cám gạo, bột mì, cám hỗn hợp,… Thức ăn hỗn hợp cho lợn mẹ phải đảm bảo protein, năng lượng và khoáng chất theo quy định. Cám hỗn hợp thích hợp với lợn mẹ, để cung cấp chất xơ cho lợn mẹ. Bà con có thể ép cám hỗn hợp với các loại rau, lợn mẹ ăn sẽ hấp thụ đầy đủ chất hơn.

Bà con có nhu cầu mua máy ép cám viên thể tham khảo dòng: Máy ép viên S150

may-ep-cam-vien-s150

Không cho lợn mẹ ăn các loại thức ăn ôi, hôi, mốc, biến chất, hư hỏng,… Bà con cũng nên bổ sung cho lợn mẹ những loại vitamin A, C, D và các loại khoáng chất khác nữa.

Kỹ thuật cho ăn

Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ, mỗi lần cho ăn một ít. Nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường 1 ngày cho ăn 3 – 4 lần. Khoảng cách các lần chia đều nhau.

Cho ăn đúng giờ, đúng tiêu chuẩn quy định.

Cho ăn ở dạng cháo loãng.

Cần cung cấp đầy đủ nước cho lợn nái nuôi con.

Khi chuyển sang dùng thức ăn cho giai đoạn nái nuôi con. Để tránh gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa do thay đổi thức ăn, bà con nên thay đổi dần dần.

Chú ý theo dõi khả năng ăn và tình trạng sức khỏe của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Kỹ thuật quản lý

Đối với nuôi lợn nái nuôi con, cần tạo môi trường ngoại cảnh tốt, chuồng ấm, thoáng mát. Lưu thông không khí tốt, không có gió lùa, tránh gây stress cho đàn lợn con.

Vận động của lợn mẹ

Tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn mẹ nhanh phục hồi thức khỏe và nâng cao sản lượng sữa. Sau khi đẻ 3 – 7 ngày, trong điều kiện thời tiết tốt bà con nên cho lợn mẹ vận động. Thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, về sau tăng dần số thời gian vận động lên.

Khi thời tiết xấu thì không cho lợn mẹ vận động, chú ý đề phòng cảm lạnh, bẩn vú,…

Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong cũi, không vận động. Vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các khoáng chất và vitamin.

ky-thuat-nuoi-duong

Chuồng trại

Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ không có mùi hôi, ẩm ướt. Hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Nhiệt độ chuồng thích hợp là 18 – 20 độ C, độ ẩm là 70% – 75%.

Chuồng lợn nái có ô úm và ngăn tập ăn cho lợn con.

Vệ sinh, phòng bệnh cho lợn nái nuôi con

ve-sinh-phong-benh

Vệ sinh

Chuồng lợn nái nuôi con phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.

Lợn mẹ trong thời gian nuôi con không nên tắm để hạn chế ẩm chuồng nuôi. Tuy nhiên có thể chải lông cho lợn mẹ.

Có hệ thống làm mát và thông gió tạo điều kiện rất thích hợp để chăn nuôi lợn nái năng suất cao.

Phòng bệnh

Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine như: dịch tả, lepto, tụ dấu, tai xanh, lở mồm long móng.

Bệnh hội chứng gầy còm trên lợn cai sữa do circovirus. Lợn nái hậu bị tiêm 1 lần trước phối 6 tuần, lần 2 trước phối 2 tuần. Lợn nái mang thai: 1 lần trước đẻ 6 tuần, lần 2 trước đẻ 2 tuần. Tiêm nhắc lại với các lứa tiếp theo và tiêm 1 mũi trước đẻ 2 – 4 tuần.

Bà con chăn nuôi lợn nái đẻ cần phải nắm vững kiến thức, quá trình nuôi cần chăm chỉ, tỉ mỉ. Công ty Bình An đã chia sẻ với bà con những kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái có con. Chúc bà con chăn nuôi thành công!