Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bê con

nuoi-be-con

Muốn bò trưởng thành phát triển khỏe mạnh, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Ngay từ bước đầu tiên bà con phải chú ý chăm sóc bê con thật kỹ càng. Để bê con khỏe mạnh, phát triển tốt nhất bà con cần nắm vững những kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bê con. Hãy cùng với công ty Bình An tìm hiểu những kiến thức để chăm sóc bê con ngay nhé!

Giai đoạn bê còn trong bụng mẹ

Chăm sóc bò mẹ khi mang thai

Một bò cái có sinh lý tốt thì sẽ sinh ra một bê con khỏe mạnh. Sự phát triển vượt bậc của bào thai thường diễn ra vào 2 tháng cuối của thai kỳ, cần dinh dưỡng cao. Cần phải cạn sữa đối với bò mẹ mang thai trước khi đẻ ít nhất 60 ngày. Khi đó bò mẹ mới tập trung dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển vượt bậc của bào thai.

Bầu vú cần có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Như vậy mới có thể tiếp tục sản xuất sữa tốt cho chu kì kế tiếp sau. Bò cái vắt sữa vào cuối kỳ thường gầy gò, cần cung cấp đầy đủ thức ăn cho bò có thể trạng tốt.

cham-soc-khi-be-mang-thai

Chăm sóc bò mẹ trong lúc đẻ

Lúc bò chuẩn bị đẻ phải luôn kiểm tra bầu vú nhằm phòng ngừa viêm vú để dễ hạn chế các bệnh viêm vú. Bầu vú sưng to và phát triển chậm ở bò tơ nhanh hơn ở bò dạ. Khấu đuôi sụp xuống, âm hộ sưng huyết,…. Đây là những dấu hiệu trong giai đoạn đầu của tiến trình sinh đẻ.

Giai đoạn bê sơ sinh

Bê sơ sinh phải được cho bú càng sớm càng tốt. Sữa đầu rất dễ tiêu hóa, hàm lượng vitamin A cao, chứa kháng thể cho bê con. Giúp bê con phát triển tự nhiên, hạn chế mắc các bệnh tật.

Chế độ uống sữa của bê con

Bê con phải được bú lượng sữa đầu từ 6 – 12 lần/ngày. Nếu tách bê con ngay sau khi sinh thì mỗi giờ bê con phải được bú từ 1 -1,5 lít sữa đầu.

Lượng sữa cho bê con uống phải bằng nhau. Theo định kỳ thời gian trong ngày.

Không cho bê con uống quá nhiều sữa.

Tính toán sao cho lượng sữa cho bê hàng ngày tương đương với 10% trọng lượng bê.

che-do-uong-sua

Tất cả mọi thay đổi về thức ăn phải tiến hành từ từ.

Khi có bê nhốt chung trong chuồng thì phải lần lượt cho bê uống từng con một.

Chú ý cung cấp lượng nước uống đầy đủ cho bê.

Các dụng cụ cho bê uống, bú phải vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng.

Thức ăn cho bê giai đoạn tập ăn

Bê con sau khi bước vào giai đoạn tập ăn có thể ăn được thức ăn dạng khô, vụn hoặc thức ăn viên. Ở giai đoạn này bà con nên kết hợp cho bê ăn cả thức ăn thô và thức ăn tinh. Không nhất thiết phải có đạm nguồn gốc động vật, nhưng cần chứa lượng đạm khi cho bê ăn. Bà con thể ép cám bằng các loại rau, các loại bột cám, ngô gạo, tạo thành các viên cám cho bê ăn.

thuc-an-tap-an-cho-be

Cho nguyên liệu vào máy ép cám viên, máy sẽ ép ra cám đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bê. Bà con có nhu cầu mua máy ép cám viên có thể tham khảo dòng: Máy ép cám viên S200.

Khi nuôi bê trong chuồng, lượng xơ cần trong thức ăn tập ăn là 6 – 8%. Nếu khẩu phần ăn của bê không có cỏ khô thì tỷ lệ xơ cần tăng cao hơn. Có thể cho bê tập ăn sau khi đẻ 10 ngày, dần dần tăng tối đa 2kg/ ngày khi bê 4 tháng.

Cung cấp các khoáng chất cho bê con. Hỗn hợp khoáng chất cung cấp 1% canxi, 1% muối ăn thường trộn vào thức ăn cho bê. Nếu trong thành phần thức ăn tập ăn cho dê không có khoáng chất, có thể bổ sung cho bê con thêm đá liếm.

may-cam-vien-s200

Giai đoạn bê phát triển

Chế độ chăm sóc

Khi bê con có trọng lượng trên 40kg được nuôi dưỡng với khẩu phần sữa tự do có thể tăng 0,9kg/ngày. Quy trình cho ăn giới hạn sẽ giảm bớt tốc độ tăng trưởng của bê tùy theo mức độ dinh dưỡng đã cung cấp. Bê con rất nhạy cảm với tỷ lệ chất béo có trong sữa, bà con nên vắt sữa xong rồi mới cho bê uống.

Bê con có thể cai sữa khi bê đã ăn được ít nhất 80g thức ăn hỗn hợp/ngày. Có thể ăn được cỏ và uống nước tự do. Trọng lượng đạt từ 65 – 75kg. Thời gian thích hợp vào từ 8 – 10 tuần tuổi trở lên.

be-phat-trien

Bệnh ở bê con

Bê con thường bị ngộ độc nước vào mùa nóng, đặc biệt là bê con dưới 6 tháng tuổi. Sau khi uống nhiều nước, bụng bê phồng to, đau đớn, niêm mạc tím tái, cơ bắp run. Trường hợp xấu có thể bị sùi bọt mép.

Hô hấp lúc đầu giảm, sau tăng lên đến khó thở, thở mạnh thấy có tiếng rung lồng ngực. Bê có rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, phân lỏng. Nước tiểu có màu đỏ sẵm hay nâu đỏ hoặc có thể có màu nâu đen.

Không nên cho bê uống quá nhiều nước một lúc vào mùa nóng. Lượng nước một lần uống không quá 8% trọng lượng của cơ thể.

Để chữa trị ngộ độc nước bà con nên bổ sung muối, chất điện giải và tăng cường thuốc lợi tiểu.

Chăn nuôi bê con yêu cầu nhiều kỹ thuật chính vì vậy bà con cần tìm hiểu đầy đủ về đặc tính của bê con. Công ty Bình An đã chia sẻ với bà con những kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bê con. Chúc bà con chăn nuôi thành công!