Dinh dưỡng cần thiết đối với lợn
Nước
Nước là một trọng những thành phần quan trọng nhất trong cơ thể lợn. Chiếm 55% -65% thể trọng.
Lượng nước cần thiết cho cơ thể lợn khác nhau do các điều kiện phẩm chất, tuổi, khả năng phát triển, tính chất thức ăn và thời tiết khác nhau. Thông thường lợn đực giống một ngày cần lượng nước tương đương 10kg, lợn mẹ mang thai và lợn cái không mang thai là 12kg, lợn nái chăm con là 20kg, lợn con cai sữa là 2kg, lợn đang phát triển vỗ béo là 6kg.
Protein( đạm)
Protein là thành phần quan trọng nhất đối với các cơ quan, tế bào, cơ bắp, lông, máu trong cơ thể lợn, đặc biệt là để kích thích hoocmon và các emzym trong quá trình duy trì sự sống, tham gia vào rất nhiều trong chức năng sinh lí và quá trình trao đổi chất trong cơ thể lợn.
Đơn vị cơ bản cấu thành protein là các axit amin khác nhau và hàm lượng trong protein cũng khác nhau, chúng tạo thành hàng ngàn protein trong tự nhiên. Các loại protein chủ yếu được lợn hấp thụ sử dụng dưới trạng thái axit amin. Cần phải thông qua thức ăn để cung cấp axit amin, chủ yếu có 10 loại là: lisine, methionine, tryptophan, arginine, histidine, threonine, leucine, isoleucine, phenylalanine, valine. Axit amin không thiết yếu có thể được tự tổng hợp trong cơ thể.
Chất béo(lipit )
Chất béo do axit béo và glyceron cấu tạo thành. Chất béo là một trong những thành phần quan trọng trong cơ quan tế bào trong cơ thể lợn, cũng là vật chất năng lượng quan trọng; chất béo là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong dung môi hữu cơ chứ không tan trong nước, có lợi cho việc hấp thụ các vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K; chất béo còn là nguyên liệu tạo ra vitamin và hocmoon trong cơ thể lợn.
Vào thời kì sau khi lợn cái mang thai và thời kì cho con bú, trọng lượng thức ăn tăng lên 3% chất béo, là có thể nâng cao hàm lượng chất béo trong sữa và khả năng sản xuất sữa, giảm bớt đi sự tổn thất cân nặng trong thời kì lợn nái cho con bú, rút ngắn thời gian từ lức cai sữa đến lúc phối giống. Lợn con cai sữa trong thức ăn tăng thêm 2%-3% lượng chất béo, thì sẽ phát triển tăng trọng và nâng cao tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.
Khi sử dụng những loại thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao như cám gạo, bột cá, nhộng tằm, thịt và bột xương,… không nên để lâu ngày phải đảm bảo kho luôn thông gió thoáng mát.
Hợp chất cacbonhydrate( tinh bột )
Hợp chất cacbonhydrate là thành phần dinh dưỡng có hàm lượng nhiều nhất trong thức ăn thực vật, chiếm trên 75% lượng vật chất khô.
Tinh bột giúp hình thành các mô trong cơ thể, là nguồn chủ yếu của năng lượng, có thể tổ hợp với protein thành glycoprotein, tổ hợp với chất béo thành glycolipid. Chất xơ trong thức ăn có tác dụng kích thích cơ học trong đường tiêu hóa, hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hằng ngày nên khống chế ở một phạm vi nhất định, thường là 3%-4% đối với lợn con, 6%-8% đối với lợn đang phát triển vỗ béo, 10% -12% đối với lợn giống.
Khoáng chất
Trong cơ thể lợn có đến 60 -65 khoáng chất. Những nguyên tố này chỉ chiếm từ 3% -5% thể trọng nhưng là thành phần quan trọng cấu tạo nên khung xương. Chúng phân bố ở trong lông, cơ bắp, máu và những mô mềm khác, chúng cũng là thành phần cấu tạo của vitamin, kích thích nguyên tố và các emzym, duy trì sự cân bằng axit, duy trì các chức năng sinh lí bình thường của lợn và sản sinh ra những chất cần thiết. khoáng chất trong cơ thể, có thể phân chia thành các nguyên tố chính và các nguyên tố vi lượng.
Các nguyên tố chính là nguyên tố khoáng chất chiếm trên 0.01% thể trọng. Chủ yếu có các nguyên tố canxi, phốt pho, natri, clo, lưu huỳnh, magie, kali. Trong đó nguyên tố kali và phốt pho là hai nguyên tố khoáng chất mà cơ thể lợn cần nhiều nhất. Lợn thiếu canxi và phốt pho sẽ xuất hiện hiện tượng mất cảm giác ngon miệng, tăng trưởng ngừng lại, lợn con sẽ mắc bệnh còi xương, bị dị dạng; lợn cái sẽ động dục không bình thường sau khi sinh bị tê liệt; lợn đực có thể xuất hiện hiện tượng tinh dịch không tốt, tinh trùng dị dạng, hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày khoảng 0.5%, tỷ lệ canxi và phốt pho là 1-1.5 :1.
Nguyên tố vi lượng là để chỉ những nguyên tố khoáng chất hiếm 0.01% thể trọng, chủ yếu có sắt đồng, cô ban, i-ốt, kẽm, mangan, molypden,selen, flo.
Vitamin
Vitamin là một loại hợp chất hữu cơ cần thiết nhằm duy trì quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể lợn, có hoạt tính sinh vật cao. Vitamin trong cơ thể lợn ngoại trừ hấp thụ trọng thức ăn , còn có thể tổng hợp được từ trong cơ thể.
Vitamin hòa tan trong dung môi hữu cơ bao gồm: Vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K, có thể tan trong chất béo. Vitamin hòa tan trong nước có: Vitamin C, vitamin nhóm B. Vitamin nhóm B chủ yếu có thiamin(B1), riboflavin (B2), pantothenic (B3), pyridoxine(b6), niacin, axit folic, biotin,choline và các vitamin B12. Vitamin nhóm B không thể lưu trữ trong cơ thể, cần phải thường xuyên cung cấp thông qua thức ăn. Và phải chú ý hàm lượng nhất định của vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày của lợn.
Thức ăn hằng ngày của lợn
Thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn hằng ngày gồm có: Vật chất khô, protein thô, chất xơ. Methionine, lysine, cysteine, phytate, canxi. Các chất này có trong các loại ngũ cốc, rau, hạt, khoáng chất, xương động vật,… sử dụng để chế biến thức ăn cho lợn.
Thức ăn ca-lo
Thức ăn ca-lo là các loại thức ăn như ngũ cốc, rễ củ chứa tinh bột, thân củ chứa tinh bột, trái cây có hàm lượng chất xơ tuyệt đối trong thức ăn có hàm lượng tuyệt đối nhỏ hơn 18%, hàm lương protein thô nhỏ hơn 20% còn có loại thức ăn chứa dầu và đường.
Thức ăn ngũ cốc
Trong khẩu phần ăn hằng ngày của lợn, tỉ lệ phối hợp giữa ngô và lúa mạch là 2:1 thì có thể đạt được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.
Trong thóc lúa chứa 7% -8% protein thô, dẫn xuất không đậm trên 60% và chất xơ 8%. Dùng thóc lúa làm thức ăn cho lợn chỉ nên hạn chế ở lợn chăn nuôi vỗ béo và lợn cái, và tỷ lệ sử dụng không được quá 10% là phù hợp. còn gạo lức có giá trị ngang bằng so với ngô, nhưng hàm lương tryptophan lại cao.
Các phụ phẩm trong thức ăn chế biến
Các thức ăn này chủ yếu có cám gạo, lúa gạo. Cám gạo là sản phẩm phụ sau khi chế biến lúa mì và lúa mạch, hàm lượng protein thô có thể đạt đến 12% – 17% hàm lượng vitamin B cao, chứa nhiều axit it phốt pho. Lúa gạo có thể dung cho lợn chăn nuôi vỗ béo, thông thường tỷ lệ 15% là thích hợp.
Thức ăn protein
Thức ăn protein mang tính động vật
Thức ăn protein mang tính động vật chủ yếu là chỉ sữa và các sản phẩm phụ công nghiệp từ sữa, các sản phẩm phụ chế biến thịt, các sản phẩm phụ chế biến cá. Bao gồm sữa, bột cá, bột xương và thịt, bộ lông vũ, nhộng tằm, bột giun đất… đặc điểm dinh dưỡng chung của loại thức ăn này là hàm lượng protein cao, phẩm chất tốt, hàm lượng axit amin cần thiết nhiều, hàm lượng khoáng chất và vitamin phong phú.
- Bột cá hàm lượng nước trong bột cá là khoảng 10% hàm lượng protein là khoảng 40%-70%.
- Bột cá có rất nhiều vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B và sắt, kẽm, selen. Hàm lượng canxi, phốt pho trong bột cá khá cao. Dung lượng thường dung của bột cá trong khẩu phần ăn hàng ngày của lợn là 2%-8%.
- Bột xương và thịt là các thành phẩn như xương cốt, chân động vật được các lò giết mổ, giá trị sử dụng làm thức ăn kém hơn bột cá một chút, nhưng giá thành tương đối rẻ. Thông thường bột xương và thịt chứa hàm lượng protein thô là 54% -56%, hàm lượng chất béo thô 4.8%- 7.2%, lysine 2.7%-5.8%, hàm lượng vitamin nhóm B và canxi, phốt pho tương đối cao. Trong khẩu phần ăn hằng ngày của lợn, lượng bột xương thịt khoảng 5%-10% là thích hợp.
Thức ăn protein vi sinh vật
Thức ăn protein vi sinh vật chủ yếu là thức ăn lên men như bã đậu. tỷ lệ thức ăn lên men cho khẩu phần ăn hằng ngày của lợn không quá 3% thích hợp.
Thức ăn khoáng chất
Thức ăn khoáng chất bao gồm các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất công nghiệp tổng hợp. cần hơn 10 nguyên tố khoáng chất cần được bổ xung.
Muối
Muối natri clorua, là nguyên tố dinh dưỡng cần thiết không thể thiếu được của lợn, có thể tăng độ ngon miệng, kích thích tuyến nước bọt. Trong khẩu phần ăn hằng ngày của lợn nên thêm vào 0.2% -0.5% muối.
Canxi và phốt pho
Những loại thức ăn vừa chứa canxi vừa chứa phốt pho trong thức ăn hàng ngày thường thấy của lợn , chủ yếu có bột đá, bột xương, bột vỏ trứng, bột vỏ các sinh vật biển … trong khẩu phần ăn hàng ngày của lợn tỷ lệ cho thêm thường là 1%-1.5%, lợn giống có thể tăng thêm 2%-3%. Hàm lượng canxi khoảng 30%, phố pho khoảng 14%, là một loại thức ăn khoáng chất lượng canxi và phốt pho cân bằng tương đối tốt.
Nguyên tố vi lượng
Số lượng cần thiết của nguyên tố vi lượng vào trong thức ăn của lợn cực kì ít, mỗi tấn thức ăn chỉ cần vài gram, thông thường cho vào theo hình thức trộn sẵn nước, lúc sắp xếp khẩu phẩn ăn, thông thường không cần cho thêm nguyên tố vi lượng . Các nguyên tố vi lượng thường dùng đồng sulfat, sắt sulfat, sắt clorua, selen natri, mangan sulfat, mangan oxit, kẽm sulfat, kẽm oxit, kẽm carbonat, kali iodit.
Sản xuất thức ăn cho lợn và kiểm tra chất lượng
Yêu cầu cơ bản của việc sản xuất thức ăn không gây hại cho lợn
Nguyên liệu thức ăn sử dụng phải bắt nguồn từ những cơ sở sản xuất thức ăn không gây hại , không được dư lương thuốc trừ sâu, kim loại nặng hay thuốc kháng sinh.
Không được sử dụng những dược phẩm bị cấm, ví dụ clenbuterol, ractopamine, stilbestrol, thuốc an thần, chloromycetin, furazolidoner, zeeanol,…
Không thêm vào thuốc nguyên liệu thú y và phế thải dược phẩm, ví dụ bột thuốc kháng sinh, cặn oxytetracyline….
Kiểm soát chặt chẽ thời gian sử dụng và hàm lượng cao, kẽm hàm lượng cao và lượng phốt pho, thạch tín quá mức.
Điều chế chế biến thức ăn cho lợn: phương pháp chế biến thức ăn của các chuồng trại quy mô chủ yếu là xay bột, quấy đều hoặc tạo viên.
Kiểm tra chất lượng thức ăn
Kiểm tra ngoại quan
Quam sát hình dáng màu sắc của các thức ăn xem có hư hỏng, sâu bọ, kết dính, dị vật,… hay không; hai là thông qua khứu giác, kiểm tra xem thức ăn nguyên liệu có bị ôi, hôi thối hay không; ba là thông qua lưỡi và răng nếm cắn thử, kiểm tra mùi vị đắng, cay, mặn, ngọt của thức ăn ; bốn là thông qua sờ nắn, kiểm tra độ hạt to nhỏ, độ cứng, độ nhớt của thức ăn, kiểm tra hàm lượng nước có quá lớn hay không
Phân tích hóa học
Đối với những chuồng trại hàm lượng tương đối tốt, có thể thông qua việc phân tích hóa học, kiểm tra hàm lượng các thành phần như độ ẩm, protein thô, vitamin, chất béo thô, khoáng chất, axit amin… của thức ăn, và xác định hàm lượng canxi và phốt pho.