Cỏ là loại thức ăn quan trọng không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia súc nói chung và cho bò nói riêng. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con một số giống cỏ chăn nuôi bò dễ trồng hiện nay:
1. Cỏ voi
Thuộc họ hòa thảo, thân đứng nhiều đốt cao khoảng 2m đến 5m. Lá cây có màu xanh dài tới 50cm đến 60 cm. Cỏ voi không gieo trồng được bằng hạt mà chỉ gieo được bằng hom nên chi phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt cây chỉ ưa trên đất màu không chịu được điều kiện khắc nghiệt như khô hạn hay ngập úng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cây còn rất nhiều ưu điểm: Khả năng sinh trưởng tốt, cỏ mọc nhanh, có thể thu hoạch quanh năm cho thu hoạch sớm hơn những giống cỏ trồng bằng hạt. Hiện nay có 3 giống cỏ voi phổ biến:
Cỏ voi VA06 hay được gọi cỏ Varisme được lai tạo giữa cỏ Voi và cỏ Đuôi Sói của Châu Mĩ được đánh giá là một trong những giống cỏ tốt nhất hiện nay cả năng suất lẫn chất lượng.
Cỏ có vị ngọt, thân cứng hàm lượng Protein chiếm hơn 18% , chất khô 21% Sức chống chịu tốt thích hợp trên nhiều loại đất, sinh trưởng mạnh thích hợp làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, cỏ VA06 còn giúp cải tạo đất, giữ cho đất không bị xói mòn.
Cỏ voi Pakchong hay còn gọi là giống cỏ Voi xanh Thai Lan, có dáng tương đối giống cỏ voi VA06 đang được trồng phổ biến ở nước ta, hàm lượng dinh dưỡng cao, là và thân có màu lá chuối phát triển nhanh, cỏ non mềm dễ tiêu.
Tuy nhiên, điểm khác biệt so với VA06 đó là cỏ Pakchong khoogn có lông nên vật nuôi ăn đươc nhiều ngon miệng hơn so với VA06. Có khả năng chịu rét, chịu hạn nhưng không chịu được ngập úng, thời gieo gieo trồng thích hợp vào mùa Xuân . Năng suất có thê đạt trên 500 tấn/ha/năm.
Cỏ voi lùn Đài Loan: Là loại giống cỏ nhập ngoại có tinh chất tương tự với giống cỏ Va06 hàm lượng vật chất thô đạt 17,83%, hàm lượng protein thô đạt 14%. Thuộc dạng rễ chùm phát triển theo từng khóm bụi,lá rộng thẳng có màu xanh như lá chuối, lá mềm ít nhàm nhiều nước có vị ngọt vật nuôi dễ tiêu.
2. Nhóm cỏ bụi sả
Đây là nhóm cỏ cho dinh dưỡng với lượng vật chất thô cao, khác với cỏ voi cỏ bụi sa có thể trồng được cả bằng hạt và bằng hom. Tuy nhiên, năng suất trên cùng 1 diện tích không cao bằng nhóm cỏ voi, nhóm cỏ này bao gồm:
Cỏ Ghine Mombasa: là một trong các loại cỏ được trồng phổ biến ở nước ta, có thể sinh sống tại những vùng có khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, khí hậu lạnh hay dưới bóng dâm.
Thích hợp trồng ở vùng cao, đất đồi hay nơi điều kiện hạn chế. Tốc độ sinh trưởng của cỏ Ghine Mombasa khá nhanh 50 ngày sau khi gieo hạt, sang lần gieo hạt tiếp theo thời gian thu hoạch ngắn dần chỉ còn 35-40 ngày.
Cỏ Mulato 2: Có khả năng chịu lạnh và chịu hạn tốt, năng suất tới 200/1ha/năm, vị ngọt, thân mềm, không lông, vật nuôi dễ ăn – dễ tiêu hóa.
Tốc độ sinh trưởng nhanh nhanh hàm lượngdinh dưỡng nhanh và hàm lượng dinh dưỡng lớn không kén đất, khả năng chị lạnh tốt . Hàm lượng đạm trên 17%, hàm lượng chất khô 20%, khả năng tái sinh khỏe lưu gốc đến khoảng 6 năm.
Cỏ ruzi: hay còn được gọi Brachiaria Ruziziensis có nguồn gốc từ Châu Phi thân bò, rễ chùm. Là và thân cỏ có vị ngọt, hàm lượng protein thô cao từ 7-13% tối đa tới 20%, tỷ lệ tiêu hóa từ 55-75% .
Đặc biệt, giống cỏ ruzi có khả năng chịu dẫm đạp nên được trồng để làm bãi chăn thả gia súc, Đến độ trưởng thành cây cao từ 1m đến 1,5m mỗi năm có thể thu từ 5-7 lứa và cho năng suất từ 150-200 tấn/ha. Nhược điểm của cỏ Ruzi là không chịu được điều kiện khắc nghiệt khô hạn, ngập úng phát triển kém ở vùng đất kém dinh dưỡng.
Cỏ Paspalum: Có khả năng chịu trong điều kiện khắc nghiệt giá lạnh, ngập úng đến điều kiện đất xấu từ đất cát, đất phèn đến đất sét.
Khẳ năng sinh trưởng tốt chỉ từ 50 đến 60 ngày gieo trồng, lứa sau cách lứa trước 30-35 ngày là có thể thu hoạch, đặc biệt cây có thể sinh trưởng dưới bóng dâm. Mỗi năm cỏ Paspalum cho năng suất trugn bình từ 200 tấn/ha đến 250 tấn/ha.
3. Nhóm cỏ cao lương
Cây có dáng giống cây bắp ngô, có thể trồng bằng hạt dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, nhược điểm nhóm cỏ này là thời gian lưu gốc ngắn sau 2 năm bà con lại phải trồng lại. Nhóm cỏ này có 3 nhóm chính:
Cỏ Sudan lai premium SS10055: Trong nhóm cỏ cáo lương đây là giống cỏ tiêu biểu có khả năng tái sinh mạnh, thuộc giống đẻ nhánh, hàm lượng đạm chiếm 15%, thu đươc 7-10 lứa trong 1 năm liên tục trong 2 năm, năng suất 350-400 tấn/ha/năm.
Cỏ Sudan super BMR: Có nguồn gốc từ Mỹ thuộc giống cỏ họ ngô có hàm lượng dinh dưỡng cao lượng đạm trong cỏ BMR chiếm khoảng 15%.
Tốc độ sinh trưởng nhanh sau 40 ngày đến 50 ngày gieo trồng đến lần tiếp theo chỉ cần từ 25-28 ngày có thể thu hoạch. Ưu điểm vượt trội của giông cỏ này là chịu được thời tiết khắc nghiệt, khả năng kháng sâu bệnh tốt, ít sâu bệnh.
Sweet Jumbo Có tên gọi khác là cỏ voi ngọt đã và đang được nhân rộng ở nước ta bởi dễ trồng, dễ chăm sóc cho năng suất cao từ 35 tấn đến 40 tấn/ lần cắt hàm lượm đạm chiếm từ 12-18% thích hợp cho các loại gia súc đặc biệt trong việc chăn nuôi bò sữa, kể cả ăn tươi, phơi khô hay ủ chu lên men.
Có khả năng tái sinh nhanh từ mỗi lứa cắt cách nhau từ 25 đến 30 ngày cho sản lượng cao một năm đạt từ 250 đến 400 tấn/ha.
Sau khi đã lựa chọn được giống cỏ phù hợp bước tiếp theo là tiến hành sơ chế băm cỏ. Để thuận tiện trong việc sơ chế cho bò ăn từ dạng tươi, phơi khô đến ủ chua, sử dụng máy băm cỏ là điều thiết yếu, vừa giúp cho năng suất cao lại giảm bớt gánh nặng cho bà con chăn nuôi góp phần mở rộng mô hình chăn nuôi.