Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò thịt

Nuoi-bo-thit

Nghành chăn nuôi bò có những chuyển biến tích cực, đàn bò tạo ra năng suất và hiệu quả cao. Nghề nuôi bò thịt đang chiếm được nhiều ưu thế trên thị trường. Vì nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nhưng nguồn cung cấp vẫn còn hạn chế. Để giúp bà con chăn nuôi bò dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Công ty Bình An sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò thịt!

Đặc điểm sinh lý của bò

Đối với bò đực: tuổi bắt đầu phối giống từ 24 – 26 tháng tuổi. Và thời gian sử dụng phối giống tốt nhất là từ 2 – 6 năm tuổi.

Đối với bò cái: tuổi thành thục sinh dục 18 – 24 tháng tuổi, chu kỳ động dục là 21 ngày. Thời gian mang thai khoảng 9 tháng 10 ngày và thời gian động dục trở lại sau sinh con 60 – 70 ngày.

Chọn giống bò

Chọn những giống con tốt, thân hình vạm vỡ, mình tròn, phía mông và vai phát triển. Chọn những giống bố mẹ có xuất xứ, đảm bảo chất lượng.

Một số giống bò nuôi phổ biến tại Việt Nam:

giong-bo-thit
Giống bò thịt

Chuồng trại

Chuồng xây dựng theo kiểu thiết kế chuồng 1 dãy hoặc 2 dãy.

Chuồng lợp lá hay ngói đỏ, tường kín phía bắc thoáng phía nam.

Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi.

Nền cứng, lót nền mềm, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước.

Diện tích tối thiểu: 2,5 – 3m2/ con bò thịt.

Máng ăn và máng uống nên làm bằng xi măng đặt theo chiều dài hành lang phân phối thức ăn.

Cần có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh và lây lan cỏ dại.

chuong-trai-nuoi-bo
Chuồng trại nuôi bò

Thức ăn

Để bò thịt phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, tăng trọng lượng cơ thể của bò. Nguồn thức ăn luôn phải đảm bảo, chiếm vị trí quan trọng trong quá trình nuôi bò thịt.

Các loại dưỡng chất cho bò

Các loại thức ăn giàu protein: cỏ non, cỏ họ đậu, lạc, khô dầu đậu tương, bột cá, bã đậu phụ, bã bia,…

Bột đường và mỡ: bột và đường mỡ là những chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho bò hoạt động. Sản phẩm chất bột đường có nhiều trong bột ngô, gạo, cám, tấm, khoai lang, sắn,…

Chất mỡ cung cấp năng lượng cao nhất thường gấp 2,5 lần so với protein và bột đường. Cơ thể bò thường có sự chuyển hóa thành acid béo qua quá trình tao đổi vi sinh vật trong dạ cỏ.

Vitamin và khoáng chất: bò cần cung cấp các loại vitamin thuộc nhóm B,A,D. Các loại vitamin có nhiều trong ủ men, cỏ khô, bã đậu, bã rượu,….

Cung cấp cho bò đủ 35 – 45g muối/ ngày. Bà con cũng có thể bổ sung khoáng chất bằng việc mua đá liếm về cho bò.

thuc-an-cho-bo-thit
Thức ăn cho bò thịt

Thức ăn và uống cho bò

Nước uống: bò cần nước để vận chuyển các chất dinh dưỡng, điều chỉnh thân nhiệt. Hàng ngày bò cần 1 lượng nước rất lớn = 1/10 khối lượng cơ thể.

Thức ăn thô xanh: thức ăn xanh có vai trò quan trọng trong chăn nuôi bò thịt.

Thức ăn của bò thịt chủ yếu là thức ăn xanh thô. Bò có đặc điểm nhai lại, một con bò trung bình một ngày đêm có thể ăn 15 – 50kg thức ăn thô tùy loại.

Thức ăn xanh là nguồn thức ăn chính, vì vậy bà con cần đảm bảo chất lượng cho bò thịt. Bò rất thích ăn những loại cỏ xanh như cỏ voi. Thân cỏ voi khá to, nhiều dưỡng chất, muốn bò ăn được bà con phải băm nhỏ cỏ ra. Để tiết kiếm thời gian công sức, bà con có thể dùng máy băm cỏ cho bò. Bò ăn dễ dàng lại giữ được chất dinh dưỡng của cỏ.

Bà con tham khảo: Máy băm cỏ 7TA

may-bam-co-7ta
Máy băm cỏ 7TA

Thức ăn thô xanh của bò ngoài các loại cỏ tươi ra. Nếu trường hợp không có bà con có thể thay thế bằng su hào, cải bắp, rơm khô, cỏ khô, cỏ ủ chua,…

Thức ăn tinh: bò có thể ăn các loại cám ngô, cám gạo, cám viên hỗn hợp. Bà con có thể dùng máy ép cám viên ép cả rau xanh với bọt cám, tạo thành cám viên cho bò ăn.

Phòng và trị bệnh

Tiêm phòng định kỳ cho bò hàng năm vào 2 đợt, tiêm vaccine tụ huyết trùng cho bò chăn nuôi.

Vệ sinh phòng bệnh: chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh. Cơ thể bò phải luôn sạch sẽ, chú ý cách ly nguồn bệnh, mầm bệnh.

Tẩy giun đũa cho bê định kỳ vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và tháng thứ 9.

phong-tri-benh
Phòng và trị bệnh

Một số lưu ý khác

Trồng cỏ kết hợp với chăm bón và cắt cỏ chuyển về chuồng.

Chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi bệnh tật.

Chế biến, dự trữ và bảo quản thức ăn.

Cấp thức ăn tinh, nước uống theo định mức.

Công tác thú y thông thường: tiêm phòng, vệ sinh môi trường định kỳ.

Chăn nuôi bò thịt là một hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Bà còn chỉ cần bỏ một chút công sức vào chăn nuôi bò thịt sẽ tạo ra lợi nhuận lớn. Công ty Bình An đã giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò thịt. Chúc bà con chăn nuôi và làm giàu thành công!