Lợn rừng lai là giống khỏe mạnh lại có sức đề kháng tốt, dễ nuôi. Nhưng quá trình sinh đẻ của lợn rừng lai cũng giống với lợn nhà. Cũng cần được chăm lo kĩ càng. Công ty Bình An sẽ chia sẻ với bà con kinh nghiệm sinh sản của lợn rừng lai. Bà con có thể nắm bắt được kỹ thuật để có thể chăm được lợn rừng lai đẻ.
Tuổi động dục của heo nái
Tuổi động dục của lợn rừng cũng như các động vật hoang rã khác. Lợn rừng lai đến 3 tháng tuổi là đến độ tuổi sinh sản.
Đối với lợn phối giống người ta sẽ không cho lên giống lần đầu tiên. Bỏ qua 2 kỳ để lợn đủ già dặn, lớn đúng mức rồi mới cho lên giống.
Chu kì động dục
Chu kì động dục của heo rừng cũng giống như chu kì của heo nhà là 21 ngày. Thời gian động dục kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Triệu chứng động dục
Lợn cái tự nhiên siêng đi tới đi lui trong chuồng có vẻ nôn nóng, khó chịu.
Heo kêu ụt ịt nho nhỏ trong miệng liên tục suốt ngày.
Bữa ăn lợn bỏ ăn, chỉ uống nước.
Thi thoảng húc ủi các vật dụng trong chuồng.
Chồm lên lưng các con lợn khác từ phía sau.
Phần âm hộ của lợn sưng mọng đỏ lên và to gấp hai, gấp ba lần bình thường. Đây mới chỉ là giai đoạn đầu của động dục. Phải để đến khi âm hộ bớt sưng và màu sắc nhợt nhạt, bên trong có nước nhờn chảy ra. Thì đó mới là lúc thích hợp để lợn rừng phối giống.
Lợn lai rừng sẵn sàng phối giống, khi bà con ấn nhẹ vào mông nó, heo sẽ đứng yên không nhúc nhích. Đuôi dựng đứng và tai vểnh lên sẵn sàng cho heo nọc phối giống.
Phối giống
Khi xác định lợn cái lên giống đã đến độ chín muồi, bà con cho heo đực và heo cái phối giống với nhau. Với lợn rừng thì chỉ có phối giống trực tiếp, chưa thể cho thụ tinh nhân tạo như lợn nhà.
Trong khi phối giống, tạo sự yên tĩnh cho lợn, không tập trung đông người. Theo dõi quá trình phối giống nếu có vấn đề còn can thiệp kịp thời. Thời gian giao phối của chúng có thể kéo dài đến 10 phút mới dứt.
Thông thường chỉ cần phối giống một lần là đủ, nhưng nếu cẩn thận hơn, ta phối thêm lần 2. Phối lần 2 phải cách lần 1 khoảng một buổi: lần sáng, lần chiều hoặc chiều hôm trước, sáng hôm sau.
Triệu chứng mang thai
Dấu hiệu đầu của thai kì
Tính tình thuần hậu trở lại chứ không còn lăng xăng phá phách chuồng trại nữa.
Ăn uống ngon miệng và thích tìm nơi yên tĩnh để ngủ nghỉ nhiều hơn trước.
Phải trải qua 21 ngày, đến kì động dục tiếp theo lợn không động dục mới chắc chắn lợn đã đậu thai.
Khi lợn đã chửa 2 tháng
Lợn ngủ nghỉ nhiều, hết ăn lại nằm.
Lợn ăn uống nhiều hơn trước nên trông mập mạp hẳn lên và lông bóng mượt.
Nây bụng căng dần, hai hàng vú bắt đầu căng cứng với ửng đỏ các núm vú.
Thai trong bụng bắt đầu máy động khi lợn mẹ chửa được 10 tuần lễ.
Lợn nái đi đứng và xoay trở chậm chạp cho đến ngày sinh đẻ.
Triệu chứng lợn sắp đẻ
Trước đó vài ngày âm hộ của hộ của heo lại sưng mọng lên như lúc lên giống.
Khoảng một ngày trước khi đẻ, bầu vú heo căng lớn và bắt đầu có sữa non.
Lợn mệt mỏi thường nằm, thỉnh thoảng lại đứng lên đi tới đi lui.
Cơn đau càng tăng, heo bắt đầu ủi phá máng ăn, máng uống.
Lợn nái rừng khi chuẩn bị đẻ sẽ tự tách ra khỏi bầy đàn rồi tìm một lùm bụi kín để rúc vào đó và đẻ con. Khi bà con thấy có nước nhờn sánh xuất hiện ở âm hộ thì khi đó là lúc lợn sắp đẻ.
Thường thì lợn rừng lai sinh đẻ dễ dàng, nó có thể tự đẻ và cắn rốn cho lợn con sơ sinh. Bà con chú ý quan sát quá tình lợn đẻ, nếu có vấn đề con can thiệp kịp thời.
Khi lợn đẻ xong bà con pha một chậu nước cám với một chút muối cho lợn uống ngay. Trung bình từ 10 đến 15 phút có một con lợn con ra đời. Sau khoảng 1 – 2 giờ là heo đẻ xong trọn bầy. Mỗi năm lợn rừng lai đẻ được 2 lứa con, mỗi lứa trung bình được 5 – 6 con.
Chăm sóc heo rừng lai sau khi đẻ
Nếu suốt thời gian mang thai mà được nuôi nấng cẩn thận, ăn uống đủ bổ dưỡng, không bệnh tật. Thì sau khi sinh con lợn rừng lai vô cùng khỏe mạnh.
Thức ăn dùng cho lợn nái ở giai đoạn này phải là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa. Luôn đảm bảo thức ăn có đủ thức ăn xanh và tinh bột. Ở giai đoạn này lợn khá khén ăn, để kích thích lợn ăn, bà con có thể kết hợp nhiều loại thức ăn cho lợn ăn. Bà con dùng máy ép cám viên ép các loại cám tinh bột với rau xanh, cám viên ra đầy đủ dinh dưỡng.
Bà con muốn mua máy ép cám viên cho vật nuôi, giúp vật nuôi ăn thức ăn dinh dưỡng hơn. Bà con có thể tham khảo dòng: Máy ép cám viên S150.
Lợn rừng lai sơ sinh sau khi đẻ đã được mẹ cắn rốn và liếm láp cho khô lông. Lợn con chỉ nặng khoảng từ 300g – 400g, chúng rất mau lớn. Chỉ cần 1 tháng sau cân nặng có thể trên 25kg, có thể xuất chuồng bán thịt.
Chăm lợn rừng lai đẻ không mất nhiều công sức như nuôi heo nhà. Nhưng bà con vẫn cần nắm vững những kĩ thuật cơ bản. Công ty Bình An đã chia sẻ với bà con kinh nghiệm sinh sản của lợn rừng lai. Chúc bà con chăn nuôi thành công!