Trứng vịt là một loại thức ăn nhiều dinh dưỡng và cũng mang lại lợi nhuận khá cao. Bà con đang có ý định nuôi vịt lấy trứng nhưng chưa có kinh nghiệm. Công ty Bình An sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi vịt lấy trứng.
Giai đoạn nuôi vịt con
Phương pháp chọn giống
Để chọn lựa vịt con thì người nuôi cần lựa chọn vịt mới nở, rốn khô, lông mướt, nhanh nhẹn. Không chọn những con bị dị tật, hở rốn, khô chân, nặng bụng và thiếu dinh dưỡng.
Các giống vịt lấy trứng phổ biến
Đây là giống vịt siêu đẻ trứng, có nguồn gốc ở Triết Giang – Trung Quốc. Giống vịt này thích nghi với vùng sinh thái, khí hậu, tuổi đẻ sớm, năng suất trứng cao, không tốn nhiều thức ăn.
Đặc điểm loài: lông màu cánh sẻ, cổ cao và dài. Bắt đầu đẻ trứng ở 15 – 18 tuổi. Năng suất trung bình 250 – 310 quả/năm. Khối lượng trứng 64g/quả.
Vịt CV 2000
Vịt CV 2000 là một giống vịt đẻ siêu trứng có xuất xứ ở Anh. Được nuôi phổ biến ở nhiều các trang trại lớn. Đây là giống cho năng suất vượt trội nhất so với các giống vịt đẻ khác ở Việt Nam.
Đặc điểm loài: màu lông trắng tuyền, tuổi bắt đầu đẻ trứng từ 20 – 22 tuần tuổi. Năng suất đẻ trung bình từ 280 – 300 quả/mái/năm, khối lượng trứng 73g/quả. Vịt ưa sạch sẽ, nên nuôi nhốt trên sàn, trên cạn.
Vịt Khaki Campbell có nguồn gốc từ nước Anh, là giống siêu trứng cho năng suất cao.
Đặc điểm loài: vịt có lông màu xám, vải kaki nâu, trên cổ và đầu có một vệt ngang. Cánh có màu xanh đậm, chân vàng hoặc hơi đen, dáng thanh, cổ dài, đầu nhỏ. Tuổi bắt đầu đẻ trứng 20 – 21 tuần tuổi, năng suất đẻ trứng từ 240 – 300 quả/mái/năm.
Chuồng trại nuôi vịt
Cần dọn sạch, tẩy uế chuồng, sát trùng nền và tường, trần chuồng bằng thuốc sát trùng Formol 2%. Trong chuồng cần chuẩn bị rơm, trấu cho vịt. Bố trí máng ăn, máng uống riêng với chỗ vịt nghỉ ngơi. Chỗ nằm của vịt phải khô ráo, có nơi để vịt tập lội nước, rỉa lông. Bên cạnh đó cần chú ý sưởi ấm chuồng trước khi đưa vịt vào.
Chuồng để nuôi vịt siêu trứng cần phải thoáng mát. Mùa đông phải kín gió, tránh gió lùa, mưa tạt. Sân chơi của vịt phải có mái che nắng, che mưa. Nên có bể tắm cho vịt con, bể xây kích thước 2 x 3m, sâu 0,2 – 0,3m cho 300 con vịt 3 tuần tuổi. Nếu không có điều kiện đào ao, thì bà con có thể cho vịt tắm chậu, thùng,…
Giai đoạn vịt hậu bị
Từ tuần thứ 8 trở đi, vịt chuyển sang giai đoạn hậu bị. Bà con chăn nuôi vịt nên giảm chế độ ăn, khống chế khối lượng vịt.
Chuồng nuôi
Đối với vịt hậu bị, nếu nuôi nhốt trong chuồng thì chuồng nuôi phải thoáng mát, có sân chơi, có ao tắm. Nên chia chuồng thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô có 100 – 150 con/đàn dễ chăm sóc, quản lý.
Nếu nuôi vịt theo cách chăn thả thì sáng sớm phải cho vịt ăn đầy đủ. Khi trời nắng ráo mới thực hiện kỹ thuật chăn thả. Chiều cần lùa về cho vịt ăn uống đầy đủ rồi mới nhốt vào chuồng.
Thức ăn
Bà con chăn nuôi cần chuyển đổi dần từ thức ăn vịt giống sang thức ăn vịt hậu bị. Đảm bảo 15,5% protein thô và năng lượng trao đổi là 2890 Kcal/kg. Bà con cho vịt ăn thức ăn xanh như rau, bèo, kết hợp với các loại cám ngô, gạo. Bà con có thể kết hợp 2 loại thức ăn thô và tinh bằng cách sử dụng máy ép cám viên. Máy sẽ ép thành các viên cám giàu dinh dưỡng, vịt ăn vào hấp thụ tốt hơn.
Bà con có ý định mua máy ép cám viên cho vịt, có thể tham khảo dòng: Máy ép cám viên s150.
Khống chế khối lượng vịt là yếu tố quan trọng để vịt sau này đẻ tốt hơn. Trung bình vịt đẻ có trọng lượng trên dưới 1,6kg.
Giai đoạn vịt đẻ
Đảm bảo ánh sáng
Cần đảm bảo ánh sáng cho vịt khoảng 17 giờ chiếu sáng trong ngày bằng bóng đèn cường độ 5W/m2 chuồng.
Vào ban đêm cần thắp đèn từ tối đến khoảng 12 giờ đêm.
Thức ăn
Khi vịt đẻ trứng đầu tiên, thì người nuôi vịt cần tăng lượng thức ăn lên 5 – 10%. Đến khi vịt bước giai đoạn đẻ rộ bà con có thể cho vịt ăn tự do. Sử dụng thức ăn protein 19,5%, năng lượng trao đổi 2700 kcal/kg.
Cung cấp đầy đủ chất xơ như rau, bèo, ngô, khoai, sắn,… Kết hợp với các loại thức ăn tinh như bột cám, cám gạo, cám hỗn hợp,… Thức ăn chủ yếu giai đoạn này vẫn là loại thức ăn tự kiếm. Để đàn vịt đẻ tốt cần cho vịt ăn thêm thức ăn dành cho vịt đẻ hoặc thêm nguồn ăn như: tôm, tép, cua, ốc nhỏ,…
Nước uống: bà con cần đảm bảo nước uống đầy đủ, sạch sẽ cho vịt ăn cả ngày và cả đêm.
Khi vịt đẻ, cho ăn 2 bữa/ngày vào sáng 7 – 8 giờ và chiều lúc 14 giờ. Bổ sung thêm vitamin E vào thức ăn 10g/con cho ăn vào sáng.
Phòng bệnh
Sau mỗi lứa nuôi, bà con dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cọ rửa bằng nước sạch, tẩy uế, phun thuốc khử trùng. Sau khi làm sạch, để chuồng khô và trống từ 5 – 7 ngày mới nuôi đợt mới.
Định kỳ sử dụng kháng sinh pha với nước cho vịt uống hàng tháng. Để giúp vịt phòng chống bệnh phân xanh, phân trắng, tụ huyết trùng, ecoli.
Thời tiết quá nóng hoặc xấu, có thể pha thêm thuốc điện giải, vitamin, đường cho vịt ăn.
Chăn nuôi vịt lấy trứng không khó, không yêu cầu nhiều kỹ thuật. Bà con chỉ cần cung cấp đủ lượng thức ăn cũng như môi trường ổn định cho vịt đẻ. Công ty Bình An đã hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi vịt lấy trứng siêu dễ. Chúc bà con chăn nuôi thành công!