Nước cốt dừa là gì?
Nước cốt dừa làm từ trái dừa già có màu nâu. Nó có độ đặc sánh và béo ngậy.
Nước cốt dừa thường được dùng trong ẩm thực Thái Lan và các nước Đông Nam Á. Nó cũng được dùng phổ biến ở Hawaii, Ấn Độ và một số nước Nam Mỹ và Caribe.
Không nên nhầm lẫn nước cốt dừa với nước dừa có trong dừa non.
Không giống như nước dừa, nước cốt dừa không tồn tại ở dạng chất lỏng. Để làm ra nước cốt dừa, người ta lấy cùi dừa cứng pha với khoảng 50% nước. Ngược lại, trong nước dừa có khoảng 94% là nước. Nó chứa ít chất béo và chất dinh dưỡng hơn nước cốt dừa.
Cách làm nước cốt dừa:
Nước cốt dừa được phân ra làm 2 loại là đặc và loãng dựa trên độ đặc và sản phẩm đó được chế biến đến mức nào.
- Đặc: Cùi dừa được nghiền nhỏ và luộc hoặc ninh nhỏ lửa trong nước. Hỗn hợp này sau đó được lọc qua vải để tạo ra nước cốt dừa đặc.
- Loãng: Sau khi làm ra nước cốt dừa đặc, số dừa còn lại trong vải lọc được đem đun sôi trong nước sau đó lọc lấy nước, nước này chính là nước cốt dừa loãng.
Trong ẩm thực truyền thống, nước cốt dừa đặc được dùng trong các món tráng miệng và nước sốt đặc. Nước cốt dừa loãng được dùng trong các món canh và nước sốt loãng.
Hầu hết các sản phẩm nước cốt dừa đóng lon là hỗn hợp của 2 loại sữa đặc và loãng. Bạn cũng có thể tự làm nước cốt dừa tại nhà và điều chỉnh độ đặc theo ý thích.
Chất dinh dưỡng có trong nước cốt dừa
Nước cốt dừa là thực phẩm có hàm lượng calo cao.
Khoảng 93% lượng calo của nước cốt dừa đến từ chất béo, bao gồm chất béo bão hòa tên là chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCTs).Loại sữa này cũng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Một cốc nước cốt dừa (240 gram) chứa:
- Calo
- Chất béo: 57 gram.
- Protein: 5 gram.
- Cacbon hydrate: 13 gram.
- Chất xơ: 5 gram.
- Vitamin C: 11% RDI.
- Folate: 10% RDI.
- Sắt: 22% RDI.
- Magiê: 22% RDI.
- Kali: 18% RDI.
- Đồng: 32% RDI.
- Mangan: 110% RDI.
- Selen: 21% RDI.
Nước cốt dừa có hàm lượng calo cao và chất béo bão hòa tên là chất béo trung tính chuỗi trung bình. Nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác.
Ảnh hưởng đến cân nặng và sự trao đổi chất
Có một số bằng chứng cho thấy chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT) trong nước cốt dừa có thể có lợi cho kết cấu cơ thể, hỗ trợ giảm cân và trao đổi chất.
Khoảng một nửa chất béo trong dừa là một axit béo chuỗi trung bình được gọi là acid lauric.
Trái dừa còn chứa một lượng nhỏ các axit béo chuỗi trung bình khác như axit capric và axit caprylic.
Không giống như chất béo có chuỗi dài hơn, MCT từ đường tiêu hóa đi thẳng vào gan, trong gan chúng được dùng để sản xuất năng lượng hoặc ketone. Do đó chất này ít có khả năng được lưu giữ dưới dạng chất béo.
MCT trong nước cốt dừa có thể làm giảm thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và giúp giảm mỡ bụng.
Tác động đến cholesterol và sức khỏe tim mạch
Vì nước cốt dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao nên nhiều người tự hỏi đây có phải là loại thực phẩm tốt cho tim mạch hay không. Mức cholesterol và chất béo trung tính sẽ được cải thiện khi ta ăn dừa. Trong một số trường hợp cả lượng cholesterol LDL và HDL đều tăng.
Các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác
Nước cốt dừa cũng có khả năng:
- Giảm viêm: Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất dừa và dầu dừa làm giảm viêm và sưng ở chuột bị thương.
- Giảm kích thước vết loét: Trong một nghiên cứu, nước cốt dừa đã giảm 54% kích thước loét dạ dày ở chuột – hiệu quả tương đương với thuốc chống loét .
- Chống virut và vi khuẩn: Các MCT trong dừa, đặc biệt là axit lauric, giúp làm giảm mức độ nhiễm trùng gây ra do vi rút và vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn trong khoang miệng.