Phương pháp nuôi heo con

Đàn lợn con

Heo con lần lượt ra đời con trước cách con sau nhanh lắm cũng từ 10 đến 15 phút. Khi con trước vừa lọt lòng mẹ, người có nhiệm vụ đỡ đẻ cho heo liền nhanh tay “rước” lấy rồi dùng giẻ sạch móc hết bợn nhớt trong miệng, lau sạch mũi, mắt và khắp thân mình nó. Sau đó, cắt rốn, trước khi để tạm vào thùng cạc tông có lót rơm khô cho heo con nằm ấm áp.

Công việc tuy không nhiều, nhưng phải làm liền tay mới kịp, vì còn phải chăm sóc cho con heo ra kế tiếp. Đó là chưa nói gặp trường hợp heo con sinh ra bị  ngộp, công việc cứu chữa làm mất nhiều thời gian nên thêm bất cập và vất vả hơn.

Xử lý bầy heo con

Số heo con mỗi lứa không đồng đều nhau, ít là vài ba con và nhiều có thể vượt quá 15 con. Nếu số con quá ít thì chắc không ai ham, nhưng nếu quá nhiều cũng không phải là điều mừng. Vì mọi người đều biết một con heo, sữa tốt cũng chỉ có khả năng nuôi tốt được từ 8 đến 12 con heo mà thôi. Nếu ai nghĩ rằng heo mẹ có 16 vú thì nuôi được 16 con heo là lầm, vì trong 16 vú đó có một số vú lép hoặc tiết sữa không nhiều.

Vì vậy, cách tốt nhất là nên dứt khoát loại bỏ ngay từ đầu những heo con đèo đẹt. Còn số lượng heo con thừa ra, nếu có sẵn bầy khác (ít con) thì san bớt ra nhờ nuôi vú.

Cho heo sơ sinh bú sữa đầu

Heo bú mẹ

Chờ heo mẹ nằm nghỉ vài giờ cho lại sức, ta tahr bầy heo sơ sinh đến cạnh heo mẹ để chúng được bú sữa đầu. Trong sữa đầu của heo mẹ ngoài lượng đạm cao khoảng 6%, còn chứa chất khoáng có tác dụng giúp heo con với cơ thể yếu đuối của mình chống lại nhiều bệnh tật, trong đó có cả bệnh truyền nhiễm. Sữa đầu thường có đến 3,4 ngày mới hết. Cho heo con bú sữa được nhiều sữa đầu sẽ có lợi cho cả heo mẹ và heo con. Mẹ tránh được bệnh viêm vú còn con có nhiều chất đề kháng để chống chọi bệnh tật.

Tập cho heo con bú mẹ

Theo luật sinh tồn, heo con vừa lọt lòng mẹ tuy còn khờ khạo, đi đứng chưa vững vàng nhưng đã biết hướng về vú mẹ để bú. Điều đó cho thấy, heo con vừa ra đời đã biết đói bụng và biết cách tìm đến vú mẹ để thỏa mãn cơn đói đang dày vò nó. Thế nhưng, bên cạnh những con mạnh và khôn đó trong bầy cũng có một số con heo quá khờ khạo, đến nỗi không cách ngậm vú để bú ra sao. Với những heo con quá khờ này, những ngày đầu ta phải tập cho nó bú mẹ bằng cách dùng tay bóp miệng hả lớn ra rồi ấn miệng nó vào núm vú heo mẹ, kế đó nặn sữa để nó liếm láp cho quen mùi vị sữa, rồi tập bú dần dần. Trời sinh heo con có thói quen lạ lùng, mỗi con từ đầu hễ bú vú nào thì từ đó cứ tiếp tục bú mãi vú đó.

Trong tuần tuổi đầu, nên tập heo bú cữ, cách khoảng 2 giờ một cữ. Sau cữ bú đó, ta bắt hết bầy để riêng, điều này có cái lợi là tránh bị mẹ nằm đè khi heo con còn khờ và yếu. Sau một tuần nếu thấy heo con đã lanh lợi thì nên cho chúng sống chung với heo mẹ.

Trong một thời gian được một tuần tuổi này, ta nên chích chất sắt cho heo với thuốc Fedextran với liều lượng 200mg, và sau đó vài tuần chích tiếp một liều nữa như vậy heo con mới khỏi bị bệnh thiếu máu. Nếu thiếu máu, niêm mạc mắt tái nhợt và heo tiêu chảy với phân trắng.

Tiêm cho lợn

Được vài ba tuần tuổi, khi chạy vững vàng ta nên cho heo con ra sân nắng với heo mẹ để chúng có cơ hội vận động dưới nắng sáng tự tạo Vitamin D3, thêm khoáng chất, khiên heo khỏe mạnh hơn, năng động hơn.

Nên tập cho heo ăn sớm

Heo con được vài tuần tuổi đã biết đến máng liếm láp thức ăn của heo mẹ. Đây là thời điểm nên tập ăn cho heo con. Vì ràng, chúng càng lớn thì bú càng nhiều, trong khi lượng sữa của heo mẹ tiết ra ngày càng ít. Vì vậy, tập độ một tuần cho heo con ăn rành, ta nuôi cách ly chúng với heo mẹ. Số cữ bú càng về sau càng bị hạn chế lại. Thay vì trước đây mỗi ngày bú đến bảy, tám cữ thì nay rút xuống còn bốn, năm cữ mà thôi.

cho lợn ăn
Nên tập cho heo ăn sớm

Thức ăn dành cho dành cho heo cần được nấu chín để cho heo ăn dễ tiêu. Nên nấu bữa nào ăn bữa ấy, tránh cho ăn thức ăn đã thiu thối. Thức ăn của chúng gồm bột bắp, gạo lứt nấu thật nhừ, sau đó trộn thêm bột bắp. Khi chúng biết rành ăn, ta mới tập ăn cám hỗn hợp. Bà con có thể chủ động nguồn thức ăn và thành phần dinh dưỡng bằng cách sử dụng máy ép cám viên nghiền, ép các nguyên liệu thô thành các viên cám có kích thước tùy theo nhu cầu chăn nuôi.