Những kỹ thuật nuôi chim bồ câu cơ bản

nuoi-chim-bo-cau

Bồ câu là giống chim nhà, nuôi bồ câu đang là phương hướng phát triển kinh tế cao. Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, bổ dưỡng cho người già. Để giúp bà con nuôi bồ câu được hiệu quả. Công ty Bình An sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi chim bồ câu cơ bản, đơn giản.

Chọn giống bồ câu

Bồ câu thịt bà con chọn giống có trọng lượng lớn, nhiều thịt, lớn nhanh, một năm nhiều lứa đẻ. Thông thường chim bồ câu màu trắng có nhiều ưu thế nổi trội. Vì cơ bắp phát triển, thân dài, khối lượng cơ thể lớn, nhanh trưởng thành.

Các giống chim bồ câu phổ biến

Chim bồ câu Pháp: có lông màu trắng, khả năng sinh sản 16 – 17 chim non/cặp/năm. Trọng lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.

Chim bồ câu Hà Lan: giống bồ câu Pháp nhưng lớn hơn và nặng ký hơn.

Chim bồ cầu Mỹ: có lông đen, vàng rơm, trọng lượng con trưởng thành có thể đạt 1,3kg.

Chim bồ cầu Nhật: có lông trắng, vàng hoặc đen, đuôi xòe ra như hình quạt. Chân có lông xòe, mào hình chóp và cong ngược lên, ngực nhô tạo dáng chim hình chữ S.

cac-giong-chim-bo-cau

Kỹ thuật chọn giống

Chim bồ câu được chọn làm giống phải khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. Nên mua chim đã được ghép đôi.

Phân biệt trống mái: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. Con mái thường nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm. Nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, bà con nên thay chim bố mẹ.

Chuồng trại nuôi chim

Mật độ nuôi

Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ. Trong đó 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp, ngoài ra còn có khu nuôi chim thịt.

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2/chuồng.

Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ. Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m2).

chuong-nuoi-chim-bo-cau

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi có thể được làm từ tre, gỗ hay lưới kẽm 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.

Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi có diện tích: 60cm x 50cm x 40cm. Chuồng đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng có diện tích: 6m x 3,5m x 5,5m.

Chuồng nuôi chim thịt có diện tích: 60cm x 50cm x 40cm. Mật độ 45 – 50 con/m2, không có ô đẻ, không có máng ăn.

Vệ sinh chuồng thường xuyên, chuồng trại đẹp, thoáng mát, có đủ ánh sáng, mái cao ráo, yên tĩnh. Tránh giò lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo chuột rắn.

Chuồng có độ cao vừa phải, có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.

Tổ đẻ

to-de-cua-chim

Tổ đẻ có đường kính 20 – 25cm, cao khoảng 7 – 8cm.

Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại. Bà con nên mỗi chuẩn bị mỗi đôi chim 2 ổ, một ổ đẻ và một ổ ấp. Ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa và phải khô ráo, sạch sẽ, được vệ sinh, thay rửa thường xuyên.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn

Chế độ ăn uống của chim 2 – 3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho một con từ 0,1 – 0,15g.

thuc-an-cua-chim

Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn ngô, đỗ xanh hạt, lứa trộn với thức ăn công nghiệp của gà, vịt. Ngô nghiền là một nguồn thức ăn mà chim ưa thích nhất và là loại thức ăn chính cho chim bồ câu. Bà con mua bột ngô hoặc tự nghiền tại nhà. Việc nghiền ngô tại nhà sẽ đảm bảo chất lượng ngô cho chim hơn. Bà con mua máy nghiền ngô giúp bà con tiết kiệm chi phí, đảm bảo thức ăn cho chim.

Pha chế thức ăn cho chim theo tỉ lệ: 40% đỗ xanh, 30% ngô nghiền, 20 % gạo, 10% lúa, trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm bớt chi phí đỗ xanh.

Ngoài ra bà con nên bổ sung một số khoáng chất, vôi vào khẩu phần ăn của chim. Để đảm bảo năng suất sinh sản của chim, giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.

Bà con có nhu cầu mua máy nghiền cám có thể tham khảo dòng: Máy nghiền 10 gia đình buồng thẳng.

may-nghien-10-gia-dinh

Chế độ uống

Máng nước phải luôn được đổ đầy đủ nước uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay nước hàng ngày.

Có thể bổ sung vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. Trung bình mỗi chim bồ câu cần 50 – 90ml/ngày.

Một số kinh nghiệm khác

Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ nhà mà đi chủ khác. Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, giúp chim trở nên dạn chủ hơn.

Cho ăn đúng giờ để tạo thói quen. Dù ăn xa thì đến giờ ăn, chim cũng về nhà để ăn.

Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng.

Bà con đang có ý định nuôi bồ câu Pháp và cần tìm hiểu kỹ thuật nuôi có thể tham khảo bài viết: Nuôi chim bồ câu Pháp thu nhập khủng.

Nuôi chim bồ câu yêu cầu những kỹ thuật không có nhưng bà con cần sự chăm chỉ, tỉ mỉ. Công ty Bình An vừa chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi chim bồ câu cơ bản. Bà con có thể áp dụng vào quá trình nuôi chim bồ cầu tại nhà. Chúc bà con chăn nuôi thành công!