Những kỹ thuật cơ bản chăn nuôi vịt

ky-thuat-nuoi-vit

Vịt là một giống gia súc đặc biệt vừa có thể di chuyển trên cạn, vừa có thể bơi dưới nước. Với những đặc tính của giống thì cách chăm sóc cũng có những yêu cầu riêng. Vậy chăm sóc vịt có khó không? Hãy cùng công ty Bình An tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản chăn nuôi vịt cho bà con!

Phương thức chăn nuôi của vịt

Nuôi nhốt vịt khô

Nuôi vịt trong vườn cây

Có thể nuôi nhốt vịt ở trong những vườn cây ăn quả và cây lâu năm. Khi nuôi nhốt trong vườn cây sẽ đảm bảo cho cỏ ít mọc. Tận dụng được nguồn phân của vịt thải ra để cung cấp một nguồn dinh dưỡng cho cây. Cây còn có bóng mát cho vịt khi trời nóng bức.

Trong vườn phải có chuồng để che nắng, che mưa. Cây trong vườn phải là cây thân gỗ, không trồng cây thân mềm. Xung quanh phải có rào chắn để quây vịt trong khu vực.

nuoi-vit-tren-can
Nuôi vịt trên cạn

Nuôi vịt hoàn toàn trong chuồng

Đây là phương thức nuôi thâm canh, người dân có thể nuôi vịt trên nền hoặc nuôi trên sàn. Đối với phương thức này bà con cần lưu ý sau:

Chuồng nuôi vịt phải có độ thông thoáng tốt để không làm ảnh hưởng đến chuồng nuôi. Các ô chuồng không nên làm quá rộng, mỗi ô chứa được 150 – 200 con là phù hợp, tùy từng loại vịt.

Những vị trí đặt máng uống của vịt cũng phải thoát nước nhanh.

Có hố chứa chất thải, khi vệ sinh chuồng trại cần được xử lý bằng chất khử trùng. Trước cổng trại, các ô chuồng phải có bể hoặc hố sát trùng.

Nuôi thả vịt nước

Nuôi vịt trong ao nhà

Không nên thả vịt tự do ra ao hồ, cũng không nên nuôi nhốt vịt trên sông suối. Sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và không an toàn để phòng trừ dịch bệnh. Chỉ nên nuôi vịt trên ao hoặc quây nhốt vịt ở trong khu vực của nhà.

Bà con có thể kết hợp nuôi vịt trong ao nuôi cá. Nguồn phân và thức ăn thừa của vịt sẽ tận dụng làm thức ăn cho cá. Vịt bơi lội sẽ tăng lượng oxy trong nước, giúp cá hô hấp tốt hơn. Vịt có thể ăn cá nhỏ, nên bà con không được thả vịt vào ao nuôi cá giống.

Khi vịt súc có thể làm sạt lở bờ ao, do đó bờ ao phải được kè bằng bê tông. Vịt có thể làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Do đó diện tích mặt nước chăn thả phải phù hợp, mỗi con vịt cần từ 4 – 5m2 mặt nước. Xử lý nước trong ao mỗi lần thu hoạch cá.

nuoi-tha-vit-nuoc
Nuôi thả vịt nước

Nuôi vịt ở ruộng lúa

Việc nuôi vịt trong ruộng lúa cần phải có kiểm soát nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của ruộng.

Bà con chăn nuôi nhốt vịt cố định ở những khu ruộng lúa, không được thả vịt tự do.

Nguồn phân của vịt thải ra có tác dụng làm phân bón cho lúa. Làm sạch bùn và cỏ cho lúa. Vịt ăn sâu bọ, côn trùng và có tác dụng đuổi chuột.

Vịt có thể làm hỏng lúa mới cấy hoặc ăn thóc. Không nên thả vịt vào những ruộng lúa trước khi cây lúa chưa bén rễ hoặc khi lúa đã trổ bông.

Diện tích ruộng lúa phải đảm bảo từ 8 – 10m2/con.

Những kỹ thuật cơ bản nuôi vịt

Con giống

Vịt giống phải đảm bảo nguồn con giống không bị bệnh, đồng đều về ngày tuổi và khỏe mạnh. Muốn con giống khỏe mạnh thì con giống phải có xuất xứ rõ ràng. Phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine ngừa bệnh, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

Các lò ấp trứng cần phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có quy trình vệ sinh định kỳ các lò ấp.

chon-vit-con-giong
Chọn vịt con giống

Chuồng trại

Để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi thì chuồng nuôi vịt phải đặt xa khu dân cư. Chuồng nuôi phải đảm bảo vệ sinh dịch tễ, cách ly với môi trường xung quanh. Không nuôi nhốt chung nhiều lứa vịt khác nhau.

Nguồn nước sử dụng để chăn thả vịt phải tách biệt đối với nguồn nước sinh hoạt của dân cư. Nước thải từ việc chăn nuôi vịt cần phải xử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường tự nhiên.

chuong-trai-nuoi-vit
Chuồng trại nuôi vịt

Nguồn thức ăn

Trong việc chăn nuôi gia cầm nói chung thì vấn đề thức ăn và nước uống là vấn đề rất quan trọng. Trong giai đoạn vịt còn nhỏ cần phải đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống sạch sẽ.

Vịt là một loại gia cầm ăn tạp, bà con cũng có thể dùng các loại thức ăn của gà, ngan, ngỗng cho vịt ăn,… Vịt còn có thể bắt các loại côn trùng, chuồn chuồn, cá nhỏ, ốc nước ngọt, hay những loại động vật nhỏ như tôm, cá,…

thuc-an-cho-vit
Thức ăn cho vịt

Bà con cũng nên bổ sung các loại rau xanh cho vịt. Như bổ sung rau muống, khoai, các loại hạt ngô, khoai, sắn,… Một thức ăn mà bổ sung nhiều dưỡng chất cho vịt mà còn dễ kiếm đó chính là thân cây. Thân cây chuối chứa nhiều chất như kali, muối khoáng. Thân chuối to bà con phải dùng máy băm chuối để băm nhỏ ra, vịt ăn dễ dàng hơn, mau lớn hơn. Vịt ăn các cám viên hỗn hơp, bột cám,…

Bà con có nhu cầu mua máy băm chuối cho gia cầm – gia súc, có thể tham khảo: Máy băm chuối đa năng phiên bản 2020

may-bam-chuoi-cho-vit
Máy băm chuối cho vịt

Chế độ chăm sóc

Để đảm bảo cho gia cầm lớn nhanh, không xảy ra dịch bệnh thì bà con cũng cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc đàn vịt. Từ khâu ấp trứng đến khi chăn thả người nuôi vịt cần phải đảm bảo các khâu sau. Về nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, gió lùa.

Nguồn thức ăn, nước uống dùng cho vịt cần phải đảm bảo vệ sinh, nhu cầu dinh dưỡng. Hạn chế thay đổi thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa đàn vịt.

Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo khuyến cáo của cơ quan thú y. Tăng cường các loại kháng sinh và thuốc bộ, thuốc trợ sức định kỳ cho vịt.

Để đảm bảo chăn nuôi vịt thành công thì bà con nên tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật. Để việc chăn nuôi vịt hiệu quả mang lại năng suất cao, nguồn thu nhập kinh tế cao. Công ty Bình An đã chia sẻ với bà con những kỹ thuật cơ bản chăn nuôi vịt. Chúc bà con chăn nuôi thành công!