Những điều cần biết khi bắt đầu nuôi thỏ

nhung-dieu-can-biet-khi-bat-dau-nuoi-tho

Nuôi thỏ là một sự lựa chọn thông minh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Không những chi phí đầu tư thấp mà quá trình bắt đầu nuôi thỏ có thể tận dụng các phế phẩm nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, để nuôi hiệu quả cho người mới bắt đầu nuôi thỏ. Bạn cần xem ngay bài viết dưới đây của Công ty Bình An, sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi nuôi thỏ.

Bắt đầu nuôi thỏ cần quan tâm đặc tính của loài thỏ

tap-tinh-cua-tho

Khi bắt đầu chăn nuôi một loài vật nuôi nào đó. Bạn cần tìm hiểu và biết về những đặc tính của vật đó. Chính vì vậy khi nuôi thỏ, bạn cần biết đặc tính của chúng như thế nào.

  • Thỏ là một loại động vật sợ tiếng động và nhút nhát.
  • Thỏ có khả năng tự tổng hợp vitamin cho cơ thể
  • Bạn cần mài răng thỏ thường xuyên vì chúng sẽ rất nhanh dài.
  • Nhu cầu sinh sản của thỏ rất cao, chính vì vậy chăn nuôi thỏ sẽ đem lại thu nhập cao cho người chăn nuôi. Mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.

Lựa chọn giống nuôi khi bắt đầu nuôi thỏ

giong-loai-tho

Việc chọn lựa giống nuôi cho thỏ không quá khó khăn. Bạn chỉ cần lựa chọn con không dị tật, khỏe mạnh là được. Bạn nên lựa chọn mua giống nuôi tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng thỏ sau này.

Lựa chọn con giống có lưng phẳng, khỏe mạnh, bắp đùi, mông phải chắc chắn và đầy đặn.

Xem thỏ có mắt sáng, mũi khô, chân và tai sạch sẽ không có vẩy, lông óng mượt và mềm mại.

Nếu bạn muốn lựa chọn thỏ sinh sản khỏe mạnh. Thì bạn nên lựa chọn những con có trọng lượng từ 1,4 đến 1,8 kg là hợp lý.

Về vấn đề thức ăn và nước uống cho thỏ.

thuc-an-cho-tho-khi-bat-dau-nuoi-tho

Thỏ là loại vật nuôi có dạ dày co bóp yếu. Chính vì vậy bạn cần lựa chọn những thức ăn thô xanh cho thỏ. Những thức ăn đó có thể giúp dễ tiêu hóa hơn và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng riêng.

Không nên cho thỏ ăn những thức ăn chứa nhiều nước, thức ăn không tươi, bị dập nát. Điều đó sẽ khiến cho thỏ ăn vào bị tiêu chảy hoặc bị đầy hơi.

Những loại thức ăn như bắp cải, khoai lang… khi rửa sạch cần phơi cho ráo nước rồi mới cho thỏ ăn.

Điều quan trọng tiếp theo là nước uống. Đối với thỏ mới sinh sản, tiết ra nhiều sữa. Chính vì vậy phải cung cấp nhiều nước cho thỏ. Bạn có thể cho thỏ ăn mía hay nước đường để thỏ mẹ có thể tiết ra được nhiều sữa.

may-ep-cam-vien-s350

Nếu bạn muốn tự làm thức ăn cho thỏ ngay tại nhà có thể tham khảo dòng máy làm cám viên. Dòng máy này có ép đa dạng nguyên liệu để ép thành viên cám nhỏ cho thỏ ăn vô cùng tiện. Ép thức ăn thành viên cám có thể giúp thỏ dễ tiêu hóa và vừa có đủ chất dinh dưỡng.

Vấn đề sinh sản ở thỏ

Bạn nên nhốt riêng thỏ đực và thỏ cái để tránh tình trạng cắn xé nhau và giao phối tự do. Điều đó sẽ làm chất lượng giống không tốt và sẽ làm rối loạn sinh sản.

tho-sinh-san

Để tăng số lượng trứng được thụ tinh và tăng số con đẻ ra, nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối giống lại lần thứ hai sau lần thứ nhất từ 6 – 9 tiếng.

Làm chuồng nuôi cho thỏ

Làm lồng nuôi thỏ chắc chắn, để không cho thỏ chui ra ngoài được. Làm ổ đẻ có đậy nắp cho thỏ. Mỗi ngày đưa ổ đẻ vào lồng mẹ để cho bú sữa.

Nên dựng chuồng cho thỏ tại nơi thoáng mát, ấm áp mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Phòng trị bệnh cho thỏ

phong-benh-cho-tho-bat-dau-nuoi-tho

Hàng ngày cần làm vệ sinh chuồng nuôi cho thỏ. Định kỳ sát trùng lồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ. Cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho thỏ.

Sử dụng các loại thuốc đặc trị cho các loại bệnh dễ xảy ra ở thỏ như bệnh bại huyết, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng.

Và bài viết trên của chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết nhất khi bắt đầu nuôi thỏ. Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy like và chia sẻ nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi nuôi thỏ nhé.