Một số bệnh thường gặp phải khi nuôi gà

benh-ga-hay-mac

Trong quá trình nuôi gà bà con sẽ gặp rất nhiều các vấn đề như về nguồn thức ăn, vệ sinh và cách chăm sóc gà. Nhưng một vấn đề lớn nhất, quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng đàn gà. Đó chính là về các bệnh hay mắc ở gà. Hãy cùng Công ty Bình An tìm hiểu một số bệnh thường gặp phải khi nuôi gà.

Bệnh dịch tả gà

Bệnh dịch tả gà là bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra, làm cho gà bệnh chết hàng loạt. Chỉ riêng vịt, ngỗng, thỏ, chuột là có thể miễn nhiễm với loại bệnh quái ác này.

Bệnh dịch tả gà xâm nhập qua đường tiêu hóa và tấn công vào hệ thần kinh của gà. Gà có thể nhiễm bệnh do việc ăn các loại rác thải, chất bẩn hay các loại cám không rõ nguồn gốc. Bà con nên chọn lựa thức ăn cho gà sao cho an toàn. Cám cho gà bà con có thể tự ép bằng máy ép cám viên cho gà ngay tại nhà.

may-ep-cam-vien-cho-ga
Máy ép cám viên s150 cho gà

Bệnh lây từ gà bệnh sang gà khỏe bằng việc ăn chung máng với nhau. Cũng có trường hợp bệnh lây nhiễm gián tiếp từ chó mèo, ruồi nhặng, chuột bọ.

Bà con có nhu cầu mua máy ép cám viên S150 có thể tham khảo tại: Siêu thị máy Bình An.

Triệu chứng bệnh dịch tả

Gà có dáng vẻ lù rù chậm chạp, miệng đầy nhớt, thở khò khè, mí mắt sưng có ứ nước vàng. Gà có triệu chứng sốt cao, xù lông, xệ cánh, mắt sưng. Đầu gà rụt vào cánh hay gục xuống nằm trũ một nơi không màng ăn uống.

Gà bệnh ỉa phân trắng như phân cò. Bệnh nặng hơn trong phân còn có lẫn máu. Và khi gà ỉa phân xanh là lúc gà đã bị bệnh quá nặng. 

Khi gà bị siêu vi trùng dịch tả tấn công vào hệ thống thần kinh. Nếu bệnh nhẹ thì thi thoảng gà lắc lư đầu, sau đó nghẹo cổ sang một bên và bắt đầu bỏ ăn. Bệnh nặng hơn thì gà không đứng dậy được, chân như bị liệt, thi thoảng còn co giật.

Gà bình thường khi bị bệnh không chết ngay mà kéo dài sau năm mười ngày mới chết. Khi một con trong đàn đã bị nhiễm bệnh thì số con còn lại cũng bị nhiễm bệnh rất nhanh. Những con may mắn không bị bệnh cũng còi cọc, yếu ớt.

benh-dich-ta
Bệnh dịch tả

Cách phòng chữa bệnh

Để gà không mắc bệnh bà con nên tiêm vaccine phòng dịch tả cho gà trước. Khi đã tiêm đủ liều lượng ở từng lứa tuổi cho gà thì gà sẽ không mắc bệnh.

Một khi gà đã bị mắc bệnh thông thường sẽ không chữa được vì không có thuốc đặc trị.

Bệnh toi gà

Bệnh toi gà  do vi khuẩn Pasteurella  gây ra, xâm nhập vào đường tiêu hóa hay hô hấp của gà. Bệnh toi gà khiến gà mắc bệnh rất nhanh, gà không kéo dài được sự sống bao lâu. 

Bệnh toi gà lây lan nhanh không chỉ giết chết trọn bầy gà trong chuồng trại mà còn lây lan nhanh sang các vùng lân cận. 

Triệu chứng bệnh toi gà

benh-toi-ga
Bệnh toi gà

Gà bị bệnh toi có triệu chứng nằm co rút một chỗ, hai cánh rủ xuống, lông xù lên. Mồng mặt và da bầm tím, mỏ cắm xuống đất và miệng chảy nước dãi lòng thòng.

Gà bệnh nằm liệt một chỗ, không ăn uống, ỉa phân xám có lẫn máu và bọt.

Nếu vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gà sẽ chết ngay. Có khi chỉ sau khi nhiễm bệnh vài ba giờ.

Khi mổ gà ra bà con sẽ thấy gan có đốm trắng hoặc vàng, phổi ứ máu bầm. Tim ứ nước vàng, tủy xương chân cũng ứ máu bầm tím.

Cách phòng chữa bệnh

Bệnh có tính lây lan nhanh, khi các vùng lân cận có gà mắc bệnh. Bà con phải thiết lập các biện pháp phòng ngừa ngay lập tức, cho đàn gà nhà mình.

Với gà chớm mắc bệnh, có thể chữa được bằng cách cho uống trụ sinh hoặc thuốc kháng sinh. Bà con mua những loại thuốc sau đây: như Terramycine, Ganidan, Peniccilline, Thiazomide,… Nên chích vào tích mạch với thuốc trụ sinh Penicilline và Streptomycine.

phong-chua-benh-toi-ga
Phòng chữa bệnh toi gà

Bệnh cầu trùng gà

Bệnh cầu trùng gà do ký sinh trùng hình cầu Coccidie gây ra và giết hại gà con từ một tuần tuổi đến 2 tháng tuổi. Gà bị bệnh này yếu sức dần và chết sau 4 – 5 ngày nhiễm bệnh.

Gà trên 2 tháng tuổi cũng có thể mắc bệnh cầu trùng, nhưng do sức đề kháng cao nên gà không bị chết. Nhưng trong quá trình sống, cầu trùng vẫn còn trong ruột theo phân ra ngoài sẽ gây bệnh cho con khác.

Triệu chứng của bệnh

Gà khi bị bệnh dáng ủ rũ, lông xù, nằm bẹp một chỗ, không ăn nhưng uống nhiều nước. Phân lỏng trong phân có lẫn máu tươi hoặc máu bầm.

Khi mổ xác gà, khúc ruột gần hậu môn tụ đầy máu. Ruột trở nên rất mỏng và lấm tấm nhiều đốm máu, trong đầy đàm nhớt.

benh-cau-trung
Bệnh cầu trúng

Cách phòng ngừa bệnh

Để ngừa bệnh này, bà con nên tăng cường sức đề kháng cho gà con bằng cách cho uống thêm các vitamin A, D, E. Và tăng chất đạm trong thức ăn, đồng thời không nên thay đổi thức ăn đột ngột.

Bà con nên nuôi gà trên lưới kẽm để chúng không ăn phân của nhau. Chuồng nuôi gà nên rửa, kỳ cọ thường xuyên, không để ký sinh trùng phát triển.

Bệnh mà gà mắc phải còn một số bệnh khác nữa như bệnh trái gà, bệnh thương hàn, bệnh rận mạt.

Để nuôi gà thành công và hiệu quả cao, bà con cần hiểu biết về một số bệnh thường gặp phải khi nuôi gà. Khi đó bà con có thể phòng tránh được bệnh, cũng sẽ giúp đàn gà khỏe mạnh tăng năng suất. Chúc bà con chăn nuôi thành công!

Để có thể tìm hiểu những kiến thức chăn nuôi mà Công ty Bình An chia sẽ bà con hãy tham khảo >>>tại đây<<<