Kinh nghiệm nuôi dê cơ bản cho người mới

Kinh nghiệm nuôi dê cơ bản

Nuôi dê là một mô hình kinh doanh chăn nuôi có lợi nhuận kinh tế cao. Nếu các bạn đang  cần tìm hiểu, khởi nghiệp nghành nuôi dê mà chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dê cơ bản cho người mới bắt đầu.

Để bắt đầu nuôi dê, các bạn phải xác định mục tiêu nuôi dê thịt hay dê sữa. Từ đó mới xác định mua giống dê như thế nào cho phù hợp. Việc chọn giống dê nuôi rất quan trọng.

Cách chọn giống dê nuôi

Các giống dê phổ biến

Các giống dê phổ biến

Các giống dê phổ biến được thuần dưỡng và được chăn nuôi như giống dê cỏ, dê bách thảo, dê boer. Ngoài ra còn một số giống dê ngoại nhập mang lại năng suất cao như:

Dê Barbari: là giống dê sữa của Ấn Độ, dáng nhỏ, màu lông trắng, đốm trắng nâu. Sừng dẹp, ngắn, tai mảnh nhỏ và mặt thẳng, chân yếu. Giống dê này thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, nơi thiếu diện tích chăn thả.

Dê Jamnapari: cũng là một giống dê của Ấn Độ, có màu lông trắng tuyền, chân cao. Giống này thích hợp để nuôi lấy thịt. Trọng lượng của con trưởng thành có thể lên tới 80kg. Dê phàm ăn, chịu được thời tiết nóng, phù hợp nuôi ở Việt Nam.

Kĩ thuật chọn dê giống

Chọn giống dê cái: Khi chọn dê cái giống các bạn cần lưu ý những đặc điểm sau.

  • Đầu rộng, hơi dài, chắc chắn và linh hoạ
  • Cổ dài, mềm mại, có cơ chắc, nổi, nhọn về phía đầu
  • Lưng thẳng, sườn tròn và xiên về phía sau, có một hõm phía trước xương chậu
  • Hông rộng, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, vú đều, gọn về phía trước. Núm vú to dài từ 4 – 6cm
  • Khớp mắt cá thẳng cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú
  • Chân trước thẳng, cân đối; hàm khoẻ
  • Khả năng cho sữa trung bình hàng ngày cao, mức sụt thấp, khả năng cho sữa kéo dài
  • Dê cái phải hiền lành, dễ vắt sữa.

Chọn giống dê đực: Khi chọn dê đực giống các bạn cần lưu ý những đặc điểm sau.

  • Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng
  • Đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt
  • Dê đực giống có đầu ngắn, rộng, tai to dày, dài, cụp xuống
  • Thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều đặn, to
  • Chọn con đực để giống từ dê mẹ là dê cao sản, đẻ từ lứa thứ 2 trở đi và đẻ từ 2 con trở lên.

Dê thịt và dê sữa

Chọn giống dê hướng sữa:

  • Chọn dê cái hướng sữa: Dê chọn những con có núm vú to dài từ 4 – 6 cm, bám vào phần bung. Gọn về phía trước, rõ các tĩnh mạch, gân sữa từ bầu vú lên tới nách chân. Gân sữa càng gấp khúc dê càng cho ra nhiều sữa.
  • Chọn dê đực hướng sữa: Dê đực có đầu rộng, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh. Hai tinh hoàn to và đều đặn, chọn con đực từ con mẹ là dê cao sản từ lứa thứ 2-4.

Chọn giống dê hướng thịt:

  • Chọn dê cái hướng thịt: thân hình đều đặn, đầu nhỏ và nhẹ, cổ vừa phải, thon, ngực nở và sâu, lưng thẳng và rộng. Bộ phận sinh dục nở nang, chân khoẻ, da mềm mại, lông mượt.
  • Chọn dê đực hướng thịt: đầu to, cổ khoẻ, thân hình cân đối xương chắc, đùi nổi bắp thịt. Hai hòn cà to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, hoạt bát, tính dục hăng.

Kỹ thuật làm chuồng cho dê

Kỹ thuật làm chuồng dê

Hướng chuồng

Làm chuồng các bạn nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam. Đây là một hướng đẹp để làm chuồng, hướng này thông thoáng, mát mẻ.

Vị trí chuồng

Vị trí làm chuồng phải khô ráo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Cách xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh, dễ dàng quản lý, chăm sóc.

Diện tích chuồng nuôi

Việc xây dựng diện tích chuồng sẽ phụ thuộc vào số lượng dê các bạn nuôi. Để nuôi dê theo đúng kỹ thuật, các bạn nuôi dê theo mật độ trung bình từ 1 – 1.5 con/m2.

Độ cao của chuồng: độ cao từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 – 80cm.

Độ nghiêng của chuồng: nền chuồng có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.

Thành chuồng: thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre.

Thức ăn và nước uống cho dê

Thức ăn cho dê

Thức ăn cho dê

Mỗi giai đoạn lớn của dê sẽ có những chế độ ăn khác nhau. Các loại thức ăn của dê cũng phong phú, dê có thể ăn được thức ăn tinh và cả thức ăn thô.

Về thức ăn thô: gồm các loại cỏ như cỏ voi, cỏ ghine, các loại rau xanh,… Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, sắn, khoai lang,…

Thức ăn tinh: các loại cám, hạt ngũ cốc, bột nghiền nông nghiệp. Bây giờ những người chăn nuôi thường kết hợp cả thức ăn thô và tinh với nhau. Trộn các loại rau với cám gạo, ép qua máy ép cám viên, tạo thành các viên cám. Dê ăn cả 2 loại thức ăn kết hợp trong 1, đảm dinh dưỡng cho vật nuôi. Máy ép cám viên cho dê

Ngoài các thức ăn chính ra, khi nuôi dê các bạn cũng bổ sung các khoáng chất, các loại bột khô. Các chế phẩm sinh học, mật rỉ đường, muối đá niếm, các loại khô dầu.

Nước uống cho dê

Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày.

Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.

Phòng bệnh cho dê

Để dê luôn được khỏe mạnh, trong quá trình nuôi dê các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Vệ sinh chuồng trại

Dê khi mua về phải đảm bảo chuồng sạch sẽ, thoáng mát. Xử lý khử trùng bằng nước vôi và axit phenic.

Vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng.

Hạn chế cho người ngoài vào chuồng, tránh lây các nguồn bệnh vào khu chăn nuôi. Vệ sinh chuồng dê

Phòng bệnh bằng vaccine

Tiêm vaccine phòng bệnh là một biện pháp an toàn giúp vật nuôi ít mắc bệnh. Các bạn nên tiêm vaccine cho dê theo định kì, theo lứa tuổi dê.

Tiêm phòng bệnh đậu: Liều lượng sử dụng: 1 ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm.

Phòng bệnh tụ huyết trùng: Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Tiêm định kỳ 2 lần/năm.

Phòng bệnh lở mồm long móng: Tiêm với liều 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt. Chủng mũi đầu tiên lúc 4 tháng tuổi; Chủng tăng cường: 9 tháng sau mũi đầu tiên; Tái chủng: Cứ 12 tháng chủng lại. Sau 2 tuần có miễn dịch, tiêm nhắc lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương.

Phòng bệnh viêm ruột hoại tử: Tiêm giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê. Liều tiêm: 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9. Sau 2 tuần có miễn dịch.

Kết luận

Khi chuẩn bị nuôi dê các bạn cần phải nắm chắc các kiến thức, hiểu biết về vật nuôi. Từ cách chọn giống, đặc điểm của loài, cách làm chuồng trại, đảm bảo đồ ăn thức uống. Trên đây là vài kinh nghiệm nuôi dê cơ bản cho người mới bắt đầu do Công ty Bình An chia sẻ . Nếu có những kinh nghiệm nào hay hơn bạn hãy để bình luận phía dưới!