Hướng dẫn phương pháp chăm sóc vịt con

nuoi-vit-con

Chăm sóc vịt con là giai đoạn đầu tiên cho sự phát triển của vịt thịt. Vịt con sau khi mua về cần được chăm sóc thật kĩ. Bà con cần nắm vững kĩ thuật để có thể chăm sóc vịt con. Công ty Bình An sẽ hướng dẫn phương pháp chăm sóc vịt con với bà con.

Chuồng nuôi vịt con

Chuồng để nuôi vịt con cần đảm bảo nhiệt độ đủ ấm, thoáng mát và đủ ánh sáng. Trong chuồng không được ẩm ướt, nuôi với mật độ thích hợp.

Với mỗi một giai đoạn phát triển của vịt sẽ có nhiệt độ thích hợp. Vịt từ 1 – 10 ngày tuổi là giai đoạn úm vịt, nhiệt độ trong chuồng úm từ 25 – 30 độ C. Đến khi vịt đạt 25 ngày trở đi, nhiệt độ duy trì từ 20 – 25 độ C, độ ẩm là 65%. Nếu môi trường trong chuồng ẩm ướt quá sẽ làm vịt dễ mắc các bệnh như hen suyễn, nặng bụng, tiêu chảy,…

Ánh sáng không đủ vịt con dễ bị dột chân. Chuồng làm cần tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào trong chuồng.

Nền chuồng bà con lót một lớp rơm hoặc một lớp chấu, luôn giữ cho chuồng khô ráo.

chuong-nuoi-vit-con

Chăm sóc vịt theo từng giai đoạn

Giai đoạn từ 1 – 3 ngày tuổi

Giai đoạn này là những ngày đầu tiên của vịt, bà con có thể cho vịt ăn bột ngô hoặc tấm nhỏ. Bột cám, bột bắp bà con có thể mua ở ngoài về và cho vịt con ăn nếu nuôi nhỏ lẻ. Trong điều kiện bà con nuôi quy mô lớn, bột ngô cho vịt con ăn cần số lượng nhiều. Để giúp bà con tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo chất lượng bột ngô cho vịt. Bà con nên mua máy nghiền ngô về và tự nhiên tại nhà.

Bà con nhu cầu mua máy nghiền cám cho vật nuôi có thể tham khảo: Máy nghiền thức ăn chăn nuôi B24.

may-nghien-ngo

Cho vịt uống nước có pha Vime C Electrolyte. Vịt con từ 1 – 7 ngày tuổi cần cung cấp nước từ 120ml/con/ngày. Từ ngày thứ 2 trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dùng cho vịt.

Bà con cũng nên chủ động phòng bệnh dịch tả cho vịt từ 3 ngày tuổi. Phòng bệnh sớm cho vịt sẽ đáp ứng khả năng miễn dịch và có thể gây trung hòa kháng thể do vịt mẹ truyền.

Giai đoạn vịt con từ 4 – 10 ngày tuổi

Nếu như nuôi vịt thịt thì có thể tập thêm cho vịt con ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm.

Nên dùng thức ăn bổ sung đạm bột ngô, phân tôm cho vịt. Không nên cho vịt ăn quá nhiều phân tôm, vì trong đó có chứa thành phần muối khá lớn. Ăn nhiều sẽ khiến vịt dễ bị ngộ độc muối.

Những ngày đầu tiên vịt nở bà con chỉ nên cho vịt lớn tắm từ 5 – 10 phút. Sau ngày thứ 10 trở đi có thể cho vịt xuống nước tự do.

Giai đoạn vịt con từ 11 – 20 ngày tuổi

cham-soc-vit-con

Ở giai đoạn này vịt đã phát triển hơn, vịt đã có thể ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi thì người nuôi nên cho vịt ăn hai lần một ngày. Bà con cho vịt ăn những loại rau xanh, các loại bèo nhỏ, tuổi này gà cũng ăn được các loại cám công nghiệp hỗn hợp.

Gà giai đoạn này chỉ ưa thích ăn những loại cám công nghiệp, không thích ăn rau. Khi đó gà không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và không thể phát triển khỏe mạnh. Để gà có thể hấp thụ cả chất xơ và chất đạm, bà con kết hợp cả 2 loại này bằng cách cho vào ép bằng máy ép cám viên. Máy ép cám viên sẽ ép ra viên cám phù hợp với lứa tuổi của vịt giúp bà con tiết kiệm chi phí chăn nuôi.

Ngoài ra bà con cũng nên bổ sung một số loại chất tanh cho vịt như tôm, cua, cá, ốc nhỏ.

Ngày thứ 20 trở đi người nuôi có thể tập cho vịt ăn lúa. Tiến hành tiêm phòng vaccine phòng bệnh dịch tả cho vịt lần 2 khi vịt 21 ngày tuổi. Sử dụng vaccine Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2 tiêm dưới da.

thuc-an-cho-vit

Giai đoạn vịt từ 30 – 80 ngày tuổi

Sau 30 ngày tuổi vịt có thể ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi ăn. Lúc này vịt có thể cho chạy đồng. Ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp để bán thịt.

Cách thức chăm sóc và chăn thả vịt con

Cách thức chăm sóc

Cần cho vịt ăn theo bữa, đúng giờ. Lúc vịt bé cần cho ăn một ngày từ 4 – 5 bữa, cách đều nhau, trong đó có bữa lúc 9 – 10 giờ tối.

Từ 10 ngày tuổi trở đi, có thể cho vịt ăn ngày 3 bữa và sau khi vịt ăn thì phải cho uống nước sạch. Nơi nằm của vịt phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát.

Ở những ngày đầu tiên sau khi nở, để vịt tăng sức đề kháng bà con dùng nước tỏi cho vịt uống. Vịt uống nước tỏi ăn dễ tiêu hóa và hạn chế mắc các bệnh về đường ruột.

nuoi-tha-vit

Chăn thả vịt

Sau 10 ngày tuổi, có thể thả vịt ở ngoài đồng, nếu đồng xa không nên lùa vịt làm vịt mệt.

Người chăn nuôi cần quan sát từng con, kịp thời nhặt chăn riêng những con yếu không theo kịp đàn.

Chăn nuôi luôn là công việc tốn sức, yêu cầu sự tỉ mỉ. Đặc biệt là chăm sóc con non, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con trưởng thành. Và đối với chăm sóc vịt con cũng vậy. Công ty Bình An vừa hướng dẫn phương pháp chăm sóc vịt con cho tất cả bà con chăn nuôi. Chúc bà con chăn nuôi thành công!