Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ

Kỹ thuật nuôi thỏ

Ngoài các vật nuôi thông thường như gà, vịt, lợn, trâu, bò thì thỏ cũng là một loại động vật mang lại kinh tế cao. Vậy nuôi thỏ có khó không? Và cần lưu ý gì trong quá trình nuôi thỏ? Hãy cùng nhau tìm hiểu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ ngay bây giờ nhé!

Chọn thỏ giống

Chọn thỏ giống

Các loại giống thỏ

Thỏ có 2 loại: loại thỏ nội và loại thỏ ngoại. Thỏ nội gồm thỏ trắng và thỏ đen. Thỏ ngoại có các loại: thỏ NewZealand, thỏ Califinia, thỏ Pháp, thỏ Hungari,…. Với mục đích nuôi thỏ lấy thịt nên chọn loại thỏ NewZealand hoặc thỏ California. Thỏ NewZealand toàn thân có lông màu trắng, mắt đỏ và thỏ California có lông trắng có đốm đen ở tai và mũi.

Kỹ thuật chọn thỏ giống

Lưu ý khi chọn thỏ làm giống nên chọn những con có thể lực tốt. Lưng thẳng, cơ thăn, bắp đùi và mông phải đầy đặn và chắc chắn. Ưu tiên mua những con linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô. Chân sạch sẽ không có vẩy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.

Chọn những con phối giống, con cái có thể phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên. Con đực thì muộn hơn khoảng 6 tháng trở lên. Chọn giống thỏ đực thì tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở. Đặc biệt có dương vật thẳng, phần tinh hoàn đều nhau, nở nang.

Kỹ thuật làm chuồng thỏ

Các yếu tố ảnh tới việc làm chuồng

Nhiệt độ: Thỏ là vật nuôi nhỏ, yếu nhạy cảm. Thân nhiệt thay đổi rất nhanh, biên độ dao động từ 38 – 40 độ C. Để thỏ có thể sống trong môi trường ổn định, nhiệt độ sẽ từ 20 – 28 độ.

Độ ẩm: Với tính hàn cao, độ ẩm thích hợp để nuôi thỏ từ 60 – 80%. Môi trường khô ráo, tránh khu ẩm ướt, trũng, nhiều muỗi.

Ánh sáng: Chọn những nơi nhiều bóng râm, hạn chế ánh sáng trực tiếp. Làm chuồng nuôi thỏ

Cách làm chuồng thỏ

Thông thường sẽ nuôi thỏ bằng lồng. Lồng nuôi thỏ có thể làm bằng tre sắt thép hoặc gỗ.

Chiều dài của lồng được tính bằng khoảng cách tối đa thỏ nhảy tính từ giữa chân sau khi thỏ chưa nhảy đến cuối chân trước nơi thỏ nảy.

Độ cao của lồng khoảng 60cm là phù hợp.

Đặt thỏ lên bàn, kéo dài tối đa 2 chân ra phía sau. Lúc này chiều rộng tối thiểu của lồng nuôi tính từ khoảng cách mũi thỏ đến cuối chân sau.

Dụng cụ cần có khi nuôi thỏ

Những dụng cụ cần thiết khi nuôi thỏ: máng đựng thức ăn, khay uống nước. Máng dùng đựng thức ăn phải được thiết kế giúp thỏ dễ ăn, không cào bới được thức ăn ra ngoài. Không thải phân và nước tiểu hoặc nằm được vào máng ăn.

Ta có thể tận dụng tái chế chai nhựa bỏ đi, chậu sành để làm máng đựng thức ăn cho thỏ.

Thức ăn của thỏ

Thức ăn của thỏ có 2 dạng chính là thức ăn thô và thức ăn tinh Thức ăn cho thỏ

Thức ăn thô:

Thức ăn thô là những loại thức loại phụ phẫm nông nghiệp. Những loại rau xanh, các loại lá như lá su hào, cải bắp,…). Ngoài ra thỏ còn ăn những loại củ như khoai lang, cà rốt, củ cải, lạc, các cây họ đậu. Thỏ có nguồn thức ăn rất là đa dạng vì vậy chúng ta có thể dễ dàng nguồn thức ăn để nuôi thỏ.

Thức ăn tinh:

Thức ăn tinh là những loại thức ăn cồng nghiệp như cám công nghiệp, tấm, bột ca,…

Bây giờ những người chăn nuôi thường kết hợp cả thức ăn thô và tinh với nhau. Trộn các loại rau với cám gạo, ép qua máy ép cám viên S150, tạo thành các viên cám. Thỏ ăn cả 2 loại thức ăn kết hợp trong 1, đảm dinh dưỡng cho vật nuôi. Ta chia khẩu phần ăn cho thỏ ăn từ 2 đến 3 bữa trên 1 ngày.máy ép cám viên cho thỏ  

Vệ sinh, các bệnh thường gặp của thỏ

Thỏ rất nhạy cảm, sức đề kháng yêu, hay mắc bệnh nếu như không được chắm sóc kỹ càng. Chính vì vậy khi nuôi thỏ các bạn phải hết sức lưu ý về vấn đề vệ sinh, đảm bảo nguồn ăn uống luôn sạch sẽ, thay nước thường xuyên cho thỏ, chuồng trại dọn dẹp hàng ngày.

Các bệnh thọ hay mắc như bệnh ghẻ, tụ cầu trùng, nấm, bại liệt, đầy hơi trướng bụng,…Khi nuôi các bạn nên để ý thỏ hàng ngày để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất nếu như thỏ mắc bệnh. Vệ sinh cho thỏ

Bệnh ghẻ là bệnh phổ biến khi nuôi thỏ. Biểu hiện của bệnh ghẻ có vẩy sùi ở trên người thỏ như ở tai, mũi, mí mắt, gót chân. Khi thỏ mắc bệnh ta nên tiêm thuốc có chứa ivermectin, tiêm ở phía dưới gáy là tốt nhất.

Tổng kết

Nếu quý bà con đang có ý định, chuẩn bị nuôi thỏ cần phải tìm hiểu về đặc tính loài thật kỹ. Từ cách chọn giống, đặc điểm của loài, cách làm chuồng trại, đảm bảo đồ ăn thức uống. Trên đây là những hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ mà Công ty Bình An chia sẻ với bà con. Chúc bà con thành công trong chăn nuôi!